Đoàn công tác Hồ Nam (Tàu) mang gì đến Việt Nam? Có bẫy nợ hay không?

- Quảng Cáo -

Nguyễn Việt Nam

Cách đây vài hôm, Tàu cử đoàn công tác tỉnh Hồ Nam sang làm việc ở nước ta. Nội dung làm việc với lãnh đạo cấp cao ta không bàn. Đáng lưu ý là lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác giữa hai tập đoàn là GFS của Việt Nam và tập đoàn Kiến Công của Hồ Nam. Điều đáng lưu ý là tập đoàn Kiến Công này là tập đoàn nhà nước và tập đoàn GFS này là tập đoàn mạnh của Việt Nam (trước đây cũng là nhà nước thuộc bộ Thông Tải thành lập năm 1997, sau đó cổ phần hóa năm 2005). Thực sự Nam không biết là cổ phần nhà nước còn bao nhiêu trong tập đoàn GFS và đây là sân sau hay gì. Nhưng:

Quan trọng là trong lễ ký kết bản ghi nhớ hợp tác có các nội dung hợp tác như: hai bên sẽ tập trung hợp tác phát triển trong lĩnh vực bất động sản và phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thủy lợi, đô thị tại Việt Nam. Mà đây là thế mạnh của hai tập đoàn này. Có rất nhiều nghi vấn được đặt ra là liệu Tàu có mượn tay tập đoàn Kiến Công này để đưa bẫy nợ vào Việt Nam hay không và bên Việt Nam có dùng GFS làm bình phong cho việc vay mượn gì vốn hay tiếp nhận dự án từ bên đó hay không?

- Quảng Cáo -

Âm mưu bẫy nợ của Tàu rất thâm độc. Chúng ta đã bàn nhiều lần rồi. Nhất là việc Tàu dùng các công ty nhà nước làm con bài đầu tư để gieo rắc bẫy nợ. Với quy mô của hai tập đoàn này thì có vẻ dự án đầu tư mà họ triển khai không hề nhỏ. Nam nghi ngờ sẽ có những dự án về giao thông, bất động sản (rất lưu ý về bất động sản ở các khu vực trọng yếu), điện (rất có khả năng Tàu sẽ cho tập đoàn này đẩy nhiệt điện phế thải sang ta hoặc các dự án điện xanh như mặt trời, gió với những khoản đầu tư vốn vay khổng lồ để gieo rắc bẫy nợ) sẽ được hai bên triển khai. Việc GFS của Việt Nam đầu tư, xuất khẩu sang đó có thể chỉ là nông sản mà thôi vì tập đoàn này cũng rất mạnh về nông sản.

Thực sự theo dõi vụ việc này Nam thấy có gì đó không ổn lắm và hàng loạt câu hỏi cứ nảy trong đầu. Bởi vì người Việt Nam đang phản ứng rất mạnh với các dự án, thương vụ làm ăn liên quan đến Tàu. Có hay không việc nhà nước dùng những con bài doanh nghiệp để thực hiện mục đích gì đó mờ ám của mình mà không muốn nhân dân nắm rõ? Có phải những dự án hợp tác này nằm trong chiến dịch “một vành đai, một con đường” hay không? Thật sự là rất nghi ngờ.

Dưới đây là bài dự đoán về mảng điện. Nam đăng kèm vì nó liên quan đến nhau:

Sẽ có thể có dự án “điện bẫy nợ”.

Thời gian gần đây báo chí nhà nước đưa rất nhiều tin về tình hình thiếu điện, tăng giá điện, lỗ điện, thiếu điện và đặc biệt có nhiều bài ca ngợi các dự án điện mặt trời và điện gió của Trung Quốc. Đây là dự đoán theo kiểu âm mưu của Nam thôi, nhưng Nam thấy có mùi ở trong ngành điện.

Theo Nam nghĩ việc thiếu than, thiếu điện, tăng giá điện nó chỉ là một cái lý do để nhà nước cho nhân dân thấy sự cần thiết của những dự án điện lớn để giải quyết vấn đề thiếu hụt điện năng. Hiện tại Việt Nam đang có hàng chục dự án đã và đang thi công và đưa một số vào khai thác(Nam để dưới hình vẽ). Tuy nhiên có thể bên nhà nước sẽ đưa ra con số báo cáo rằng vẫn không đủ điện phục vụ nhu cầu sản xuất. Và dự đoán rằng tình trạng tiêu thụ điện năng trong tương lai sẽ gia tăng mạnh do như cầu phát triển của nền kinh tế. Điều này cho thấy cần các dự án điện có tầm quy mô lơn, nhưng họ sẽ kèm theo điều kiện là thân thiện với môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Và giải pháp sẽ là điện mặt trời và điện gió.

Trung Quốc đang là một quốc gia đứng đầu thế giới về ngành công nghiệp điện mặt trời và điện gió. Báo chí nhà nước họ viết nhiều về vấn đề này, ca ngợi khá nhiều. Vậy thì câu hỏi đặt ra là có hay không việc cho nhà đầu tư Trung Quốc vào làm các dự án điện kiểu này? Mặc dù bên nhà nước cũng đã có lời cảnh tỉnh trước vốn vay của Trung Quốc. Nhưng nhìn các văn kiện ký kết giữa hai nước, thúc đẩy quan hệ sâu rộng, cũng như bên Việt Nam hết mực ủng hộ chiến dịch “một vành đai, một con đường” của Trung Quốc thì theo Nam nghĩ bên Việt Nam sẽ chấp nhận để Trung Quốc nhảy vào đầu tư.

Hoặc cũng có thể vì những lý do trên, nhưng họ không đề cập đến vấn đề thân thiện môi trường mà chấp nhận các dự án nhiệt điện mới của Trung Quốc. Mới với Việt Nam nhưng thực chất là sắt rỉ của Trung Quốc. Toàn các dự án bọn nó tháo dỡ bên đó rồi muốn đẩy sang đây. Mà tiêu thụ rác cho nó thì mấy ông Việt Nam cũng được khối hoa hồng, rồi sau đó tha hồ tham nhũng

Đặc thù vốn vay của Trung Quốc là bẫy nợ. Chậm tiến độ, chất lượng kém, đội vốn, rồi lợi nhuận sau vận hành kém. Và đi kèm các bất lợi đó là siết lãnh thổ, siết trực tiếp dự án.. Điều này rất nguy hiểm cho vận mệnh quốc gia. Trên thế giới đã có nhiều gương các nước phải gán đất, nhượng địa cho Trung Quốc chỉ vì vay vốn kiểu này. Dân chúng ta thì phản đối rõ ràng rồi. Nhưng nhà nước thì có lẽ sẽ đồng thuận. Vậy phải làm sao đây khi vận mệnh quốc gia bị đe dọa?

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here