Chuyển giao

- Quảng Cáo -

Đỗ Văn Ngà|

Thi đấu giao hữu, 2 đội bóng có quyền thay hết 11 cầu thủ trong đội bóng nhằm thay thế đội hình 1 bằng đội hình 2 để tạo cơ hội cọ sát cho đội hình mới. Khi ra sân huấn luyện viên (HLV) sẽ đưa 11 cầu thủ của đội hình 1. Trong quá trình thi đấu, HLV sẽ rút từng cầu thủ cũ thay bằng từng cầu thủ mới, cứ như vậy sau 11 lần thay người thì đội hình 1 sẽ được cho ra nghỉ, còn lại là đội hình 2 sẽ chịu trách nhiệm thi đấu cho đến hết trận. Rõ ràng đây là sự chuyển giao, việc thay người một cách nhẹ nhàng mà không làm xáo trộn đội hình.

Sự chuyển giao Việt Nam vào tay Trung Cộng cũng sẽ theo cách chuyển giao như vậy. Cũng theo nguyên tắc thay người của một trận bóng giao hữu. Kinh tế đất nước hiện nay gồm, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và thương mại. Nếu Trung Cộng lần lượt thay thế Việt Nam trong những ngành đó thì xem như nắm được Việt Nam trong tay.

Về công nghiệp, những gói thầu EPC của Việt Nam hiện nay, Trung Quốc nắm hết 90%. Nông nghiệp thì đã rõ. Ngành nông nghiệp không được bảo trợ từ chính phủ, thậm chí chính phủ còn miễn thuế nông sản cho trung quốc để ngày nay, nông nghiệp Việt Nam phải cầu cứu xã hội giải cứu. Trong khi đó nông sản Trung Quốc tràn gập Việt Nam, thậm chí gian thương Việt Nam nhập hàng nông sản Trung Quốc làm giả sản phẩm nông sản Đà Lạt đưa về Sài Gòn tiêu thụ.

- Quảng Cáo -

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang được dựng lên hoặc họ mua lại các doanh nghiệp Việt Nam để lấy tư cách pháp nhân là doanh nghiệp Việt Nam, rồi sau đó nhập hàng Trung Quốc rồi dán nhãn made in Vietnam xuất sang Mỹ và Âu Châu để tìm ưu đãi thuế. Có thể tạm gọi loại doanh nghiệp nàu là loại doanh nghiệp đội lốt – vỏ Việt ruột Tàu. Trong 244,4 tỷ USD xuất khẩu thì FDI chiếm 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, tương đương 175,52 tỷ USD. Trong 175,52 tỷ USD đó là giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ngoài, còn lại loại doanh nghiệp đội lốt thì không ai kiểm soát được vì nó vẫn mang danh nghĩa là doanh nghiệp Việt Nam. Như vậy là về thương mại, Trung Cộng đang nấp dưới dạng doanh nghiệp Việt để chiếm lĩnh thị trường ngoại thương là bao nhiêu không ai kiểm soát nổi.

Trong một bài báo đăng trên vietnambiz.vn, heo ông Nguyễn Xuân Thành – Giám đốc Phát triển, Trường ĐH Fulbright Việt Nam có nói:
“Rủi ro lớn của Việt Nam trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung là việc hàng Trung Quốc chuyển tải (transshipment) qua Việt Nam để xuất khẩu sang Mỹ nhằm tránh thuế trừng phạt. Hoạt động này có thể là nhập xuất đơn giản hay phức tạp hơn là có thể chế biến giả tạo thông qua doanh nghiệp nội địa hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Vừa qua, thép Việt Nam nhưng có xuất xứ từ Trung Quốc là ví dụ khi Mỹ đánh thuế lên đến 450%. Khi cơ quan thương mại phát hiện gian lận, không chỉ một DN mà cả ngành đều bị ảnh hưởng. Không chỉ thuế cao mà còn ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam, khiến Mỹ có thể đưa Việt Nam vào tầm ngắm trả đũa thương mại”.
(hết trích)

Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đã bị Trung Cộng thọc tay vào rất nhiều. Họ đã lợi dụng những hiệp định thương mại của Việt Nam đã ký kết với các đối tác để kiểm ưu đãi thuế kiếm tiền về cho Trung Cộng. Sự ưu ái đặt biệt của chính quyền Hà nội dành cho Trung Cộng nó không phải là việc làm ăn giữa 2 đối tác mà là một âm mưu. Vì rõ ràng, sự bất bình đẳng và những sự nhượng bộ âm thầm nói lên rằng, 2 bên không phải là đối tác, mà là một bên nhượng và một bên tiến. Nền kinh tế Việt Nam hôm nay phụ thuộc Trung Cộng hơn hôm qua, và ngày mai sẽ phụ thuộc hơn hôm nay. Đó là quá trình chuyển giao mà ai cũng có thể nhìn thấy.

Nhìn trên bản đồ Việt Nam, riêng quốc lộ 1A dài 2.300 km nhưng có đến 40 trạm BOT, tức chưa đến 60km có một tạm. Ở các nước khác, xây dựng quốc lộ là trách nhiệm của nhà nước, nó nằm trong ngân sách được trích từ thuế. Thuế dân đóng, lẽ ra nhà nước phải có trách nhiệm xây dựng hạ tầng và lo cho anh sinh xã hội. Nhưng ở Việt Nam, chính phủ cắt hết và tất tần tật mọi dịch vụ công mà lẽ ra họ phải lo. Đáng lẽ dân đi lại miễn phí trên quốc lộ thì ngược lại dân phải đóng cho vô số trạm BOT. BOT đang lời khẳm, Trung Cộng nhìn vào đang thèm nhỏ dãi và họ muốn nhảy vào yêu cầu chính quyền Việt Nam trao miếng bánh dịch vụ công cho họ.

Vậy là hôm nay, Trung Cộng nhảy vào muốn cùng với chính quyền Việt Nam hút máu nhân dân. Họ dự tính xây đường cao tốc Bắc Nam để hút máu toàn dân Việt. Khi doanh nghiệp sân sau làm BOT được bộ công an bảo vệ, thì chắc chắn với BOT trung Quốc chính quyền này bảo vệ tốt hơn. Vấn đề đầu tư để thu BOT của các doanh nghiệp nước ngoài không có gì đáng bàn, vì trên thế giới nhiều nước cũng làm vậy, nhưng đó là quốc gia làm việc minh bạch. Còn với Việt Nam, BOT thu 10 báo cáo 1 còn 9 chia chác thì đó mới là điều đáng bàn. Dân lập chốt đếm xe đã bị công an bắt bớ thì với Trung Cộng, dân dám làm vậy không? Khi đó, Trung Cộng kiểm soát luôn dịch vụ công, thò vòi hút máu nhân dân Việt Nam rồi quẳng cho Bộ Công An của Tô Lâm vài đồng bạc lẻ để mua lấy sự bảo kê.

Nhìn sự trao tay số phận Việt Nam cho Trung Cộng theo kiểu thay người như thế, không ai không lo lắng. Nhưng biết làm sao được khi tiếng nói chính trực quá lẻ loi trong xã hội này. Đó là tiến trình chuyển giao kinh tế, còn có cuộc chuyển giao nữa đó là chuyển giao chính trị, khi mà phe thuần phục Tàu đang ráo riết dùng vũ khí “chống tham nhũng” để thanh lọc sao cho ĐCS trở thành một màu thống nhất từ trên xuống. Khi cả kinh tế và chính trị được thay máu hoàn toàn thì mước tiếp theo là xóa cái tên CHXHCNVN và thay bằng một tên mới- Quận Giao Chỉ hay đại khái tên nào đó được thiên triều đặt cho. Thế là xong thôi, không tốn một giọt máu./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here