Tôn giáo – chính trị (tiếp theo)

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà|

SOÁN NGÔI TÔN GIÁO, MƯU ĐỒ BẤT THÀNH

Điều chúng ta dễ nhận thấy là, hầu như mỗi người dân đều phải có một niềm tin tâm linh nào đó. Có người tin vào tôn giáo của mình, có người dù không theo tôn giáo nào thì họ cũng tin vào thế lực siêu nhiên. Có một số rất ít là không tin tâm linh mà thôi, thành phần này không đáng kể. Những thứ niềm tin đó nó mang tính thiêng liêng, rất mãnh liệt và dễ sai khiến con người. Đây là yếu điểm chung của xã hội loài người từ cổ chí kim, từ đông sang tây. Vì thế nên CS muốn chiếm dụng thứ niềm tin này, nếu không chiếm được nó ra tay tiêu diệt.

CS rất tham vọng, nó là một trường phái chính trị sinh sau đẻ muộn nhưng nó đã có dã tâm muốn trường tồn như tôn giáo. Chính vì thế mà từ “muôn năm” thường xuất hiện trong rất nhiều khẩu hiệu của CS. Để chiếm lĩnh thứ niềm tin đó, CS đã làm 2 điều song hành:  Thứ nhất là thần thánh hóa lãnh tụ để chuẩn bị thay cho Chúa và Phật trong lòng tín đồ của các tôn giáo. Đó là lý do tại sao các ĐCS đã dùng bộ máy tuyên truyền khổng lồ để sơn phết những gương mặt ác quỷ như Lenin, Stalin, Mao, Kim Il Sung, Hồ Chí Minh thành những ông thánh trong lòng dân chúng; Thứ nhì là họ cấm cản hoặc đàn áp tôn giáo để loại bỏ hình ảnh Chúa và Phật trong lòng tín đồ. Mục đích là để những đại đồ tể mang mặt nạ thánh nhân chiếm lĩnh lòng tin người dân và dựa vào đó sai khiến những người này hy sinh để ĐCS ngồi ngai vàng ăn bát vàng. Thế nhưng kết quả như thế nào?

- Quảng Cáo -

Qua nửa thế kỷ thì rõ ràng kết quả không được như mong đợi của ĐCS. Ban đầu nhờ tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ, phần lớn người dân cũng sùng bái lãnh tụ. Thời kì cực thịnh của tà giáo CS, có rất nhiều kẻ còn xung phong đập đền đập chùa phá nhà thờ để phục vụ dã tâm của đảng. Thế nhưng vì đấy là sự sùng bái mang bản màu sắc u mê chứ không mang màu sắc minh triết như những người tin Chúa tin Phật, nên cuối cùng những kẻ cuồng tín lãnh tụ đã thức tỉnh và những tín đồ như thế cứ vơi dần. Khi mà mặt nạ ông thánh bị bong tróc những vết sơn tất nó để lộ ra một phần hay toàn bộ khuôn mặt ác quỷ, đấy là lý do tại sao tín đồ sùng bái lãnh tự cứ giảm dần theo năm tháng. Và tất nhiên, đến hôm nay tham vọng soán ngôi tôn giáo của các ĐCS đã bị phá sản hoàn toàn. Đó là lý do tại sao ĐCS đã phải chuyển sang cách khác là  thuần hóa các tôn giáo thay vì đàn áp.

Thực ra CS vô thần không phải vì họ không tin vào tôn giáo, mà là họ ganh tị với tôn giáo thì đúng hơn. Và có thể nói suy nghĩ của họ rất ngông cuồng. Họ muốn nhân dân phải thờ lãnh tụ của họ như Chúa như Phật để nhờ đó CS tồn tại ngàn năm như tôn giáo vậy. Nhưng cuối cùng chưa đầy một thế kỷ, CS đã sụp đổ gần hết. Đây là sự trừng phạt thích đáng của bậc tối cao với thứ trường phái chính trị tà ác và đầy ngạo mạn này.

Khi trên thế giới chỉ còn vài quốc gia CS đếm đúng 5 đầu ngón tay, và trong tình thế mặt nạ thần thánh lãnh tự bị bong tróc, việc sợ nhất của CS là có xuất hiện một tổ chức mang màu sắc tôn giáo mới mà có sức hấp dẫn với dân chúng. Pháp Luân Công được Lý Hồng Chí sáng lập dựa trên nền tảng Phật giáo được giới thiệu vào năm 1992, đến năm 1999, có 100 triệu học viên và rất thích sự hỗ trợ của chính phủ Trung Quốc. Thực ra người ta biết đến Pháp Luân Công như là một trường phái tập luyện khí công để nâng cao sức khỏe hơn là một tôn giáo. Điều đáng nói là Pháp Luân Công rất ôn hòa, họ không cực đoan như một số tổ chức chính trị mang màu sắc tôn giáo ở vùng Nam Á và Trung Đông. Thế nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao CS Tàu lại căm thù Pháp Luân Công đến như vậy? Đây là vấn đề mà lâu nay chúng ta khó tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Trên trang newstatesman có đưa ra một lý do rằng “Một số học giả phương Tây đã cho rằng các nhà lãnh đạo đảng sợ Pháp Luân Công vì nó nhắc nhở họ về các cuộc nổi loạn của tôn giáo trong quá khứ”. Đây là một lời giải thích nhưng nó không đầy đủ. Thực ra điều quan trọng nhất mà Pháp Luân Công làm ĐCS sợ sự ủng hộ của dân chúng đối với “giáo phái” này. Chỉ có 7 năm, từ năm 1992 đến 1999 mà đã có 100 triệu người tham gia, trong khi tín đồ của CS Tàu chỉ có 80 triệu. Nếu Pháp Luân Công có dụng ý chính trị thì đó là mối nguy thực sự cho ĐCS Trung Quốc.

Ngày 25 tháng 4 năm 1999, hơn 10 ngàn học viên Pháp Luân Công đã tụ tập bên ngoài Văn phòng Kháng cáo Trung ương ở Bắc Kinh, đây là Khu Phức hợp của Chính quyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc gần Trung Nam Hải, để đề xuất ba điều: Một là thả các học viên Pháp Luân Công bị bắt ở Thiên Tân hai ngày trước đó; Hai là trả lại cho học viên Pháp Luân Công một môi trường tu luyện công chính và hợp pháp mà họ từng có trong nhiều năm; Ba là cho phép sách Pháp Luân Công được công khai xuất bản qua các kênh thông thường. Thực ra, những học viên Pháp Luân Công không có ý định bạo động chính trị, nhưng ĐCS vẫn sợ là vì họ thấy rằng những thỉnh nguyện này cho thấy Pháp Luân Công đang có ý không phục tùng họ. Cũng như mọi tôn giáo khác tồn tại dưới chế độ CS thôi, nếu CS không thuần phục được thì nó tính bài toán tiêu diệt. Với một “giáo phái” có lượng “tín đồ” đông hơn đảng viên ĐCS, và chỉ cần hô một tiếng là có ngay 10 ngàn người tập trung thì không diệt là ĐCS Tàu không thể ăn ngon ngủ yên được. Và đó là lý do tại sao ĐCS Tàu đàn áp dã mang Pháp Luân Công như vậy.

Trước 10 ngàn người yên sách, ông Lý Bằng – thủ tướng Tàu lúc đó chỉ đạo tiếp nhận yêu sách như là kế hòa hoãn để giải thể đám đông. Nhưng sau đó lại khác, chính Giang Trạch Dân quyết định áp bức tàn bạo Pháp Luân Công để tránh hậu hoạn. Và việc đàn áp này vẫn duy trì cho đến thời Tập Cận Bình.

ĐCS Việt Nam là một kẻ học mót ĐCS Tàu. Thực ra Pháp Luân Công Việt Nam chưa bao giờ mạnh như Pháp Luân Công Tàu. Mạc dù Pháp Luân Công Việt Nam cũng chưa yêu sách gì với chính quyền CS Ba Đình, nhưng họ vẫn rất ác cảm với Pháp Luân Công và chỉ đạo báo chí bôi nhọ “giáo phái” này rất nhiều. Chính vì thế mà những gì dính đến Pháp Luân Công, chính quyền này rất mạnh tay là vậy./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://www.newstatesman.com/blogs/the-faith-column/2008/08/falun-gong-party-chinese

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-53205354

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here