Bao giờ có bình đẳng trước pháp luật?

- Quảng Cáo -

Người viết: Anh Hoàng – Trang Vũ

Bình đẳng trước pháp luật là một trong bốn yếu tố cơ bản để đánh giá một nền dân chủ. Sự bình đẳng trước pháp luật tạo ra sự công bằng, không còn tồn tại bất công trong xã hội và góp phần khuyến khích mọi người nỗ lực phấn đấu cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, tất cả những chân lý đó, đang không được nhìn nhận và thực hiện một cách đúng đắn ở Việt Nam. Tất cả những điều luật, nghị định đang ở trên giấy tờ nhiều hơn trong thực tế. Tất cả chỉ để lấp liếm hay bao che cho một nhóm lợi ích nào đó trong xã hội và sự công bằng chưa được thực thi.

Một ví dụ điển hình như vụ án Hồ Duy Hải dù không có nhân chứng, các vật chứng đều là được thay thế khi các vật chứng vụ án đều đã bị vứt bỏ, và không có dấu vân tay của Hồ Duy Hải nhưng sau hai phiên xử sơ thẩm, phúc thẩm vẫn y án tử hình cho Hồ Duy Hải.

Tử tù Hồ Duy Hải

Tương tự, không hề có sự phân biệt rạch ròi giữa vi phạm điều lệ Đảng và vi phạm pháp luật. Vô số những Đảng viên đang dùng quyền lực của mình để trục lợi cho bản thân, gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội. Mặc dù có những điều luật rõ ràng về những tội trạng tham nhũng và nhận hối lộ, những Đảng viên đó vẫn chỉ chịu những hình phạt về Đảng như khiển trách, cảnh cáo và cao nhất là cách chức mà không hề bị xử phạt về mặt pháp luật. Ví dụ gần đây nhất là vụ việc của Ông Tất Thành Cang, cựu phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Ông Tất Thành Cang cựu phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
- Quảng Cáo -

Ông bị chịu kỉ luật vì vi phạm pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc kí quyết định phê duyệt dự án và và kí tắt hợp đồng đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong khu đô thị Thủ Thiêm. Tất cả những sai phạm này đều bắt nguồn từ việc nhận hối lộ và tham nhũng tài sản công nhưng Tất Thành Cang chỉ phải chịu kỉ luật thay vì phải chịu điều tra về những hành vi vi phạm pháp luật của mình.

Điều này không hề xảy ra ở các nước phát triển, khi luôn tồn tại sự bình đẳng trước pháp luật, dù cho họ là thủ tướng hay tổng thống của một quốc gia. Ví dụ cho điều này là vụ án cựu tổng thống Park Geun Hye.

Cựu tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye

Bà bị kết án 24 năm tù, phạt tiền 17 triệu USD vì tội tham nhũng và lạm dụng quyền lực và thêm 8 năm tù vì tội làm thất thoát ngân sách nhà nước và can thiệp bầu cử quốc hội 2016. Chính vì tồn tại sự bình đẳng trước pháp luật mà xã hội những nước phát triển như Hàn Quốc, Mỹ hay Anh có thể luôn luôn ổn định và tạo động lực cho sự cải thiện xã hội không ngừng. Vì lẽ đó, sự bất bình đẳng trước pháp luật tại Việt Nam là u nhọt trong xã hội Việt Nam cần loại bỏ và chấm dứt càng sớm càng tốt.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here