Một xã hội quá bất công!

Chị Nguyễn Thị Minh Uyên
- Quảng Cáo -
Chị Nguyễn Thị Minh Uyên là một trong 200 công nhân bị công ty Minh Quân nợ lương, chị bắt đầu làm việc thu gom rác cho công ty này từ năm 2017. Thời gian đầu, công ty trả đủ 174.000 đồng/ngày lương nhưng đến năm 2020 thì bị chậm. Đỉnh điểm là thời gian cuối năm, công ty nợ chị Uyên và đồng nghiệp trong tổ 6 tháng lương.
Chị ở với con trai đang học lớp 3 và mẹ già tại phường Phú Đô (Hà Nội). Nhiều ngày trong nhà gạo cũng không còn, chị phải đi vay từng vài chục nghìn một để đong gạo ăn qua ngày.
Mỗi lần nói về con trai, nước mắt của chị Uyên lại tự nhiên trào ra. Chị khóc không phải vì sự vất vả, cơ cực mà vì bản thân không lo được cho con một cuộc sống tốt đẹp.
Gạo hết thì đi vay được nhưng đến hạn đóng tiền học phí cho con trai chị Uyên đành phải lực bất tòng tâm. Đã nhiều lần đứa con nhỏ không hiểu chuyện của chị phải nghỉ học vì bị “các bạn trêu đóng tiền học phí muộn”.
Câu chuyện của Chị Minh Uyên cùng 200 đồng nghiệp khác bị công ty quỵt lương, chắc chắn khi xã hội lên tiếng họ sẽ phải trả. Nhưng ở đây, đã bật ra một vấn đề mà quá bất công với những người dân Việt Nam, ai ai cũng đang bị bóc lột, đó là tiền học phí. Tại sao bắt học sinh đi học phải đóng học phí?
Trên thế giới này, không có quốc gia nào lại thu học phí, vì Giáo dục và Y tế là một trong những phúc lợi xã hội được chính phủ đầu tư gần như ưu tiên trong các chính sách. Ưu tiên cho giáo dục là ưu tiên cho tương lai.
Theo tôi được biết, Việt Nam là quốc gia duy nhất thu tiền học phí học sinh. Không nói đâu xa các nước Nhật Hàn, Sin ngay tại Thái Lan cạnh VN đây, học sinh cấp 1 ở Thái Lan sẽ như sau:
-Đi học sẽ không đóng bất cứ khoản thu nào (như Việt Nam gần 20 loại phí: ví dụ như học phí, phí vệ sinh…)
– Sách vở thì được nhà trường phát miễn phí. Tại Thái, tất cả bộ sách mỗi trường tự in theo cách dạy riêng, nhưng vẫn đáp ứng trương trình khung của bộ giáo dục (ở Việt Nam riêng khoản học phí và sách vở coi như bán hết lúa giống, nhà 3 đứa con coi như cắm sổ đỏ lên ngân hàng vay co con đi học, từ khi gọi là đổi mới giáo dục thì sách bị viết vào từng trang để mỗi năm mua một bộ, vô cùng tốn kém)
– Ở nhà học trực tuyến thì được phát tiền cơm 1 buổi ăn 30bat (22.500₫).
– Một tháng được nhận 1thùng sữa học đường.
– Phụ huynh đi họp một buổi được nhận 200bat (150.000₫).
– Học sinh nào có hoàn cảnh khó khăn thì được nhận thêm học bổng.
– Học sinh đi học không bị phân biệt đối xử (kể cả là người tị nạn).
– Học sinh chủ yếu học trương trình hướng đạo sinh (học cách sinh tồn). Đó là nước Thái, chứ chưa nói sang Châu Âu- Mỹ làm chi.
Đọc câu chuyện chị Minh Uyên lòng chợt dâng lên cảm xúc phẫn nộ, phẫn nộ cái công ty nợ lương chị là cũng là sân sau của quan chức đảng viên cộng sản. Và để cháu bé con chị bị bạn bè trêu tới nổi phải nghỉ học ở nhà là do chậm học phí. Hôm trước nghe tin một cháu bé ở Đắk Nông bị giam học bạ do chưa đóng Quỹ bởi nhà nghèo nữa thì đất nước này không biết sẽ về đâu?
Một hệ thống chính trị đã lỗi thời, những kẻ ông vua con (hiệu trưởng) luôn tự cho mình quyền hành đưa ra những quyết sách bất chấp đạo lý.
Trong khi cả thế giới không còn ai thu học phí, vì thu học phí là ăn cướp cả tương lai của mầm non đất nước, thì tại Việt Nam bất cứ thứ gì cũng ăn, món ngon là cạp đất, nhưng cạp cả tương lai đất nước bằng cách thu học phí, để tạo ra những hệ lụy kỳ thị, trêu chọc nhau tạo cảm giác tổn thương nơi các tâm hồn thơ trẻ, thì chế độ chính trị ấy quá vô đạo, quá ngang ngược quá bạo tàn!
Bất công này, trời cao có thấu?
FB Phạm Minh Vũ
- Quảng Cáo -