Người tị nạn Rohingya kiện Facebook đòi 150 tỷ USD vì bạo lực ở Myanmar

- Quảng Cáo -

Reuters

Những người tị nạn Rohingya từ Myanmar đang kiện hãng Meta Platforms, trước đây gọi là Facebook, đòi số tiền 150 tỷ đô la với cáo buộc rằng hãng truyền thông xã hội này đã không hành động chống lại ngôn ngữ thù hận nhắm vào người Rohingya đã góp phần gây ra bạo lực.

Một đơn kiện tập thể ở Mỹ, do các công ty luật Edelson PC và Fields PLLC nộp ở California hôm thứ Hai 6/12, lập luận rằng việc hãng không kiểm soát nội dung và cấu trúc trang mạng của họ đã góp phần gây ra bạo lực ở ngoài đời thực mà cộng đồng người Rohingya đã phải gánh chịu.

Các luật sư Anh cũng phối hợp hành động với việc họ gửi một lá thư thông báo đến văn phòng của Facebook ở London.

- Quảng Cáo -

Facebook từng cho hay họ đã “quá chậm trễ về ngăn chặn thông tin sai lệch và thù hận” ở Myanmar và cho biết kể từ đó họ đã thực hiện các bước để dẹp bỏ các hành vi lạm dụng mạng xã hội của họ ở khu vực, bao gồm cả việc cấm quân đội Myanmar tham gia Facebook và Instagram sau cuộc đảo chính ngày 1/2.

Hồi năm 2018, các nhà điều tra nhân quyền của Liên Hiệp Quốc cho biết việc sử dụng Facebook đã đóng một vai trò quan trọng trong việc truyền bá ngôn ngữ thù hận gây ra bạo lực.

Một cuộc điều tra của Reuters cùng năm đó, được dẫn lại trong đơn kiện ở Hoa Kỳ, đã thấy có hơn 1.000 ví dụ về các bài đăng, bình luận và hình ảnh công kích người Rohingya và những người Hồi giáo khác trên Facebook. Hầu hết đều bằng ngôn ngữ chính ở trong nước là tiếng Myanmar.

Đó các bài đăng gọi người Rohingya hoặc những người Hồi giáo khác là chó, giòi và bọn hiếp dâm, bên cạnh đó là những lời lẽ cho rằng họ chỉ đáng làm thức ăn cho lợn, và những lời kêu gọi bắn bỏ hoặc tiêu diệt họ.

Các bài đăng đó đã không bị xử lý bất chấp các quy định của Facebook cấm việc công kích các nhóm sắc tộc bằng “lời nói bạo lực hoặc mất nhân tính” hoặc so sánh họ với động vật.

Facebook lâu nay nói rằng họ được bảo vệ, không phải chịu trách nhiệm pháp lý về nội dung do người sử dụng mạng đăng lên, nhờ vào điều luật về internet của Hoa Kỳ có tên là Mục 230. Điều luật này quy định rằng các nền tảng trực tuyến không chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung do bên thứ ba đăng. Phía những người nộp đơn kiện cho biết họ tìm cách áp dụng luật Myanmar cho đơn kiện nếu như Mục 230 được đưa ra để bào chữa.

Mặc dù các tòa án Hoa Kỳ có thể áp dụng luật nước ngoài đối với các trường hợp bị cáo buộc gây hại và hoạt động của các công ty diễn ra ở các quốc gia khác, song hai chuyên gia pháp lý nói trong các cuộc phỏng vấn với Reuters rằng họ chưa từng biết có tiền lệ thành công nào về chuyện viện luật nước ngoài trong các vụ kiện cáo các công ty truyền thông xã hội mà trong đó các biện pháp bảo vệ theo Mục 230 có thể được áp dụng.

Anupam Chander, một giáo sư tại Trung tâm Luật, Đại học Georgetown, nói rằng viện dẫn luật Myanmar không phải là “không ăn nhập”. Nhưng ông dự đoán rằng “điều đó khó có thể thành công”. Ông nói thêm rằng “sẽ thật là lạ đời nếu quốc hội Mỹ không công nhận một số việc theo luật Mỹ nhưng lại cho phép chúng diễn ra theo luật nước ngoài”./.

- Quảng Cáo -