Bí đường, Phạm Minh Chính cầu cứu Mỹ giúp đỡ

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Trong nhiều năm, thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn chủ yếu là thị trường trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên chỉ trong 4 năm, từ năm 2018 đến 2021, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng từ 224 nghìn tỷ đồng lên tới 722,7 ngàn tỷ đồng, tức tăng đến 323%.

Nguyên nhân của hiện tượng tăng nóng là gì? Là do những doanh nghiệp đang “ngoắc ngoải” phát hiện có kẽ hở lớn để họ hốt vốn. Vậy đó là lỗ hổng gì? Đó là hạ tầng pháp lý thủng lỗ chỗ. Chính vì vậy mà 80% doanh nghiệp phát hành trái phiếu là những doanh nghiệp 3 không “không tài sản đảm bảo, không xếp hạng tín nhiệm và không bảo lãnh thanh toán” mới rủ nhau nhảy vào hốt. Hổng đến mức hơn 80% doanh nghiệp chui qua được thì xem như toang rồi. Hạ tầng pháp lý không có khả năng gạn lọc những doanh nghiệp yếu.

Hạ tầng pháp lý nó bao gồm luật quy định và cả bộ máy vận hành nó. Mà tài nguyên cho bộ máy con người. Văn bản luật thì có thể sửa dễ dàng, nhưng con người điều hành thị trường này thì không thể ngày một ngày hai đáp ứng được. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp đang có nhu cầu rất lớn, doanh nghiệp có nhu cầu phát hành và nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu kiếm lời. Với hạ tầng pháp lý yếu như thế này thì nó trở thành nơi các doanh nghiệp lừa nhà đầu tư mà thôi.

- Quảng Cáo -

Thị trường vốn là nền tảng cấp vốn cho doanh nghiệp phát triển. Nó giúp những doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng quản trị tốt có thể dùng đòn bẩy tài chính mà phát triển bùng nổ như các “kỳ lân” trên thế giới đã làm. Nếu để nhà đầu tư mất lòng tin thì thị trường vốn sẽ sụp đổ. Mà thị trường vốn sụp đổ thì nó gây ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế vì doanh nghiệp chết như rạ và nó sẽ kéo lùi sự phát triển của đất nước hàng thập kỷ chứ không đơn giản. Cho nên chính quyền CS đang nỗ lực cứu lấy thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Siết chết nó thì dễ nhưng hậu quả thì khôn lường, mà buông bỏ cho nó tự phát thì cũng tới ngày thị trường vốn sụp đổ. Cái khó là siết nhẹ tay, siết có chọn lọc để đưa nó vào quy củ. Và ĐCS Việt Nam đang làm gì?

Vụ án Tân Hoàng Minh là một vụ án mà ĐCS dùng nó để “răn đe” những doanh nghiệp khác “không được làm bậy”. Cách này không phải là cách hiệu quả. Với lòng tham và với lỗ hổng pháp lý chưa được trám, doanh nghiệp vẫn nhắm mắt làm liều như thường.

Được biết, 3 công ty con của Tân Hoàng Minh đã phát hành 9 đợt trái phiếu với tổng vốn huy động là 10.300 tỷ đồng sẽ trả tiền lại cho nhà đầu tư như thế nào, khi mà tổng vốn của nó là 17.050 tỷ nhưng vốn vay hết 14.500 tỷ (chiếm 85%), còn lại, vốn chủ sở hữu chỉ là 2.550 tỷ đồng. Vậy thì họ huy động thế nào để ra 10.300 tỷ đồng để trả cho nhà đầu tư khi mà vốn vay trên thị trường trái phiếu đã đổ gần hết vào các dự án? Giờ “bán lúa non” thì khó mà gom đủ. Cho đến nay, Tân Hoàng Minh hứa trả tiền cho nhà đầu tư nhưng nhà đầu tư vẫn chưa có đồng nào. Biết rằng các ngân hàng bảo lãnh cùng với Tân Hoàng Minh cam kết với nhà đầu tư, nhưng nợ xấu vẫn là nợ xấu, trả đủ cho nhà đầu tư thì các ngân hàng bảo lãnh lại ôm nợ xấu, liệu các ngân hàng có gánh rủi ro như vậy không? Vụ án Tân Hoàng Minh là một ngòi nổ, nếu chính quyền CS để nhà đầu tư mất trắng thì có khả năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển chưa hoàn chỉnh đã lãnh cú sốc lớn. Chính quyền CS có thể bịt ngòi nổ này, tuy nhiên về nền tảng vững chắc cho thị trường trái phiếu thì họ vẫn loay hoay như gà mắc tóc.

Ngay từ năm 2020, Ngân hàng Phát triển châu Á -ADB đã có báo cáo nói rằng “Tiềm năng đầu tư nước ngoài vào cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong nước tại Việt Nam”. Thực ra đây là động thái chỉ ra yếu điểm của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, cách nói của ADB là nói tránh nên dùng từ “tiềm năng” như là để khen. Lẽ ra chính quyền CS cần phải sửa ngay, hoặc là lập ra cơ quan đủ uy tín để hoạt động ngành xếp hạng tín nhiệm hoặc mời những công ty uy tín trên thế giới vào Việt Nam hoạt động để gạn lọc những doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn ra khỏi thị trường nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Tuy nhiên, đến nay Việt Nam vẫn chưa có một doanh nghiệp nào đủ uy tín để xếp hạng mức tín nhiệm cho doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hàng loạt con lạc đà (những doanh nghiệp 3 không) mới dễ dàng chui được qua lỗ kim trót lọt.

Hiện nay, có rất nhiều báo trấn an nhà đầu tư rằng thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn đáng tin, tuy nhiên nhìn vào hành động của ông Phạm Minh Chính thì sẽ hiểu. Nhân dịp ông Chính đến Mỹ dự Hội Nghị Mỹ – ASEAN đã tranh thủ cầu cứu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hỗ trợ Việt Nam về xây dựng năng lực, cơ chế nhằm phát triển hiệu quả thị trường vốn và thị trường bất động sản. Nói thẳng ra chính quyền CS thừa biết họ không có năng lực điều khiển hai thị trường này nên phải cầu cứu. Không biết phía Mỹ sẽ giúp đỡ như thế nào?! Có thể trong thời gian tới, một số công ty sếp hạng tín nhiệm uy tín của Mỹ sẽ nhảy vào thị trường Việt Nam. Nếu điều này xảy ra thì Mỹ sẽ cứu CS một bàn thua trông thấy.

Tại sao khi bí, ĐCS chạy sang Mỹ cầu cứu chứ không sang Tàu? Bởi họ biết, chỉ có Mỹ mới có đủ trình độ, sự tử tế và sự nhiệt tình giúp họ chứ không phải Tàu. Tuy vậy, họ vẫn chửi Mỹ ra rả từ năm này đến năm nọ. CS là vậy, rất vong ân./.

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://vietnamfinance.vn/ts-vu-dinh-anh-neu-8-rui-ro-cua…

https://thoibaonganhang.vn/thi-truong-trai-phieu-doanh…

https://vietnamfinance.vn/my-san-sang-ho-tro-viet-nam-xay…

- Quảng Cáo -