Có làm thì mới có ăn …

- Quảng Cáo -
Câu châm ngôn có thể áp dụng với tình trạng tượng đài mọc lên đầy rẫy ở xứ Đông Lào. Thường thì ở các quốc gia khác, mỗi tượng đài sẽ có một ý nghĩa rất thiêng liêng, nhưng riêng tại Việt Nam thì việc xây tượng đài “bất cần” có ý nghĩa mà chỉ nhằm mục đích “đẻ ra dự án” để có “chút cháo” bỏ túi riêng.
Mới đây thôi, tại Hà Nội, Bộ công an vừa khánh thành một cụm tượng đài CSGT và PCCC (được hiểu là viết tắt của Cảnh Sát Giao Thông và Phòng Cháy Chữa Cháy), mang tên “Công an vì nhân dân phục vụ” cao hơn 7 m. Cụm tượng đài gồm 7 nhân vật được đúc bằng đồng. Trong đó, có một nam chiến sĩ CSGT giúp người phụ nữ lớn tuổi qua đường, một nữ CSGT điều tiết phương tiện, 2 chiến sĩ cảnh sát PCCC cứu hỏa và một chiến sĩ cảnh sát cứu nạn đang bế em bé trên tay, thể hiện hành động giải cứu nạn nhân khỏi hỏa hoạn.
Xem đi xem lại cũng không nghĩ ra được Bộ Công An muốn truyền tải thông điệp gì qua tác phẩm tượng đài này ngoài việc “kể lể” công trạng như đã từng làm trên các mặt báo mà đa số người dân đều cho rằng những chuyện đó (dắt cụ bà qua đường, bế em bé…) chính xác là “diễn” nhiều hơn thật. Còn sự thật thì bản thân mỗi người dân ai nấy đều biết rõ việc công an “núp lùm” kiếm “bánh mì”, CSGT đạp vào mặt người dân, hay chuyện dân chết trong đồn công an.
Nói chung, các ông ấy khi xây tượng đài cũng đều hiểu rõ đây chỉ là “có làm thì mới có ăn” chứ mị dân hay tuyên truyền thì cũng chẳng được bao nhiêu khi mà công nghệ thông tin và mạng xã hội ngày càng phát triễn. “Dân biết, dân bàn tán”, chỉ là dân không dám nói thẳng mặt các ông vì sợ bị các ông đàn áp, bắt bớ mà thôi.

Amy Truc Tran

- Quảng Cáo -