Vòng trừng phạt 10, đánh vào buôn bán kim cương của Putin

- Quảng Cáo -

Von Stefan Beutelsbacher (WELT)

Nguyễn Xuân Hoài lược dịch

Các lệnh cấm vận và trừng phạt của phương Tây nhằm làm cạn kiệt ngân sách chiến tranh của Vladimir Putin. Nhưng một mặt hàng xuất khẩu của Nga cho đến nay vẫn chưa bị đụng đến, đó là kim cương. Bỉ, quốc gia muốn bảo vệ ngành công nghiệp của mình đã kháng cự, nay có thể phải nhượng bộ.

Châu Âu đã áp đặt chín bộ lệnh trừng phạt đối với Nga. Hàng trăm sản phẩm từ nhà nước này có thể không còn được nhập khẩu, thí dụ than đá, dầu và sắt thép, xi măng, gỗ và thuốc lá. Vàng, trứng cá muối và vodka. Mục tiêu của các lệnh cấm vận và trừng phạt nhằm làm cạn kiệt ngân sách chiến tranh của Vladimir . Nhưng một mặt hàng xuất khẩu của Nga cho đến nay vẫn chưa bị ảnh hưởng, đó là kim cương nhờ một thành phố ở miền bắc nước Bỉ.

- Quảng Cáo -

Tập đoàn nhà nước Alrosa của Nga khai thác kim cương ở vùng Yakutia thuộc Siberia. Bán chúng cho châu Âu. Mặc dù cuộc chiến chống lại Ukraine của Putin đã diễn ra được gần một năm. Và mặc dù phương Tây dường như đang cố gắng làm mọi cách khác để cắt đứt Nga khỏi nền kinh tế thế giới. Vậy phải làm thế nào?

EU phải nhất trí quyết định về các biện pháp trừng phạt. Theo các nhà ngoại giao tại Brussels, 26 quốc gia thành viên đã ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu kim cương của Nga trong các vòng đàm phán gần đây. Một quốc gia luôn phản đối. Đó là nước Bỉ. Lý do: thành phố Antwerp là trái tim của thương mại kim cương toàn cầu trong hơn 500 năm qua. Không nơi nào khác có nhiều đá quý được chế tác như ở đây. 85% tổng số kim cương thô trên thế giới và một nửa số kim cương đã cắt đều phải qua Antwerp trước khi đén khách hàng cuối cùng.

Ngành công nghiệp này sử dụng khoảng 30.000 lao động ở Bỉ. Do đó, chính phủ nước này không mấy quan tâm đến các biện pháp trừng phạt đá quý. Áp lực từ các nước EU khác dường như không có tác dụng trong quá khứ và những lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã không được chú ý.

Đối với Putin, tuy kim cương không quan trọng bằng dầu mỏ và khí đốt. Một lệnh cấm vận trang sức châu Âu sẽ không ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Nga như lệnh cấm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch. Nhưng nó là một biểu tượng. Bây giờ mọi thứ đang chuyển động. EU đang chuẩn bị một đợt trừng phạt mới, lần thứ mười.

Một số nhước như Ba Lan và Lityani đòi chấm dứt nhập khẩu kim cương Nga. Mấy ngày qua chính phủ Bỉ đề xuất một số biện pháp, cho dù không cấm nhập khẩu mặt hàng này ngay lập tức. Nhưng nên lập một hệ thống mới để có thể xác định xuất sứ của mặt hàng này một cách tốt hơn. Hiện nay nhiều khách hàng cũng muốn tẩy chay không mua nhẫn cưới, vòng tay hoặc hoa tai kim cương xuất sứ từ Nga. Tuy nhiên xác định xuất sứ lại không đơn giản. Thí dụ kim cương được mài, đánh bóng ở Mumbai (Ấn độ) và được xuất khẩu sang châu Âu với danh nghĩa kim cương Ấn. Bỉ kiến nghị phải xác định xuất sứ rõ ràng, qua đó thị trường sẽ tự điều tiết.

Mỹ giải quyết vấn đề này theo cách khác. Nước này đã cấm kim cương của Nga gần một năm trước. Tập đoàn Alrosa, theo Bộ Tài chính ở Washington vào thời điểm đó, đang giúp Putin tài trợ cho cuộc chiến tranh. Nhà nước Nga và khu vực Yakutia cùng nắm giữ 66% trong tập đoàn này. Ông chủ của tập đoàn này là một trong những nhà tài phiệt đầu tiên bị Mỹ trừng phạt vì được coi là đồng minh thân cận của Putin.

Việc châu Âu cấm nhập khẩu than, dầu và thép từ Nga, nhưnglại không cấm đồ trang sức là một điều gây nhiều thắc mắc.

Bỉ có thể đã chống lại các lệnh trừng phạt của châu Âu, nhưng lại cảm thấy sức nặng của các lệnh trừng phạt của Mỹ. Trước khi Nga tấn công Ukraine, gần một phần ba số kim cương thô được giao dịch ở Antwerp đến từ các mỏ của Alrosa. Năm 2021, Bỉ nhập khẩu kim cương trị giá 1,8 tỷ euro của Nga.

Năm ngoái, nhập khẩu giảm khoảng 80 phần trăm. Bởi vì với Hoa Kỳ, một trong những người mua lớn nhất đã chia tay. Có thể việc buôn bán đồ trang sức từ Yakutia ở Antwerp sẽ sớm đi vào bế tắc hoàn toàn./.

- Quảng Cáo -