Sài Gòn nằm trong nhóm thành phố bị thiệt hại vì lụt tính đến năm 2050

- Quảng Cáo -

Sài Gòn nằm trong nhóm thành phố bị thiệt hại vì lụt tính đến năm 2050

Saigon_lut_2Trong một nghiên cứu do các chuyên gia thuộc Ngân Hàng Thế Giới tiến hành vừa được công bố hôm 18/08/2013, tính đến năm 2050, 136 thành phố ven biển lớn trên thế giới có thể sẽ bị thiệt hại tới một nghìn tỷ US Dollar bởi lũ lụt nếu không có các biện pháp đối phó quyết liệt.

So sánh tỉ lệ thiệt hại với tăng trưởng dân số thành phố, khả năng phòng vệ trước lũ lụt, mực nước biển dâng cao do biến đổi khí hậu … Nhóm chuyên gia xác định nếu các thành phố biển tăng cường đầu tư các biện pháp chống lũ thì tổng thiệt hại có thể hạn chế được ở mức độ 52 tỉ đô la mỗi năm vào năm 2050. Ngược lại, trong kịch bản không có các biện pháp ứng phó tích cực, tổn thất của hơn một trăm thành phố biển nêu trên có thể vượt quá con số một nghìn tỷ đô la mỗi năm.

Nghiên cứu cho thấy kể cả khi tăng cường các biện pháp phòng chống lũ lụt, thiệt hại vẫn sẽ gia tăng. Các chuyên gia ước tính, dù có hệ thống đê điều hiện đại, đến 2050, vì lũ lụt hàng năm, các thành phố như Quảng Châu vẫn sẽ thiệt hại 13,2 tỷ, Thẩm Quyến 3,1 tỷ ; các thành phố Ấn Độ như Bombay 6,4 tỷ, Calcutta 3,4 tỷ ; Guayaquil của Ecuador 3,2 tỷ đô la…

- Quảng Cáo -

Thành phố Sài Gòn của Việt Nam cũng bị xếp vào trong nhóm thiệt hại cao với con số 1,9 tỷ đô la xếp sau Thiên Tân của Trung Quốc, New York và Miami của Mỹ. Một con số quá nặng nề cho thủ phủ kinh tế của Việt Nam, cho dù từ nay đến đó thành phố này có đạt mức tăng trưởng kinh tế như thế nào đi chăng nữa.

Trên đây là những số liệu nghiên cứu của các chuyên gia về nguy cơ thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra cho 136 thành phố ven biển trong tương lai. Nhưng lũ lụt nặng nề đã và vẫn đang xảy ra khắp nơi trên thế giới thường xuyên hơn và dữ dội hơn. Các cơn hồng thủy không chỉ đe dọa các thành phố duyên hải. Đầu mùa hè năm nay, người ta đã chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của những trận lũ lụt đổ xuống khắp vùng đông và nam Âu trong suốt nhiều tuần. Ngay lúc này, đó đây ở Trung Quốc, Philippines, Bangladesh, Pakistan hay Nga, những trận lũ lụt vẫn đang liên tiếp hoành hành, cướp đi sinh mạng và đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người.

 

“Côn – an”(*) hành hung những nhà dân chủ.

(*) “côn-an”, danh từ chỉ những tên công an giả dạng côn đồ.

Sau phiên tòa tại Long An ngày Thứ Sáu, 16.8, những nhà tranh đấu dân chủ, trong đó có cả sinh viên Phương Uyên mới được thả ra, cùng về Sài Gòn và tham dự Đêm thắp nền tại Nhà Thờ Dòng Chúa Cứu Thế ở đường Kỳ Đồng, cầu nguyện cho những nhà tranh đấu dân chủ còn bị cộng sản giam cầm.

con-an
Bọn CÔN-AN đang chạy theo xe của Bùi Thị Minh Hằng và đồng đội

Sau buổi lễ, bốn người là chị Thúy Nga, chị Bùi Minh Hằng, anh Nguyễn Bắc Truyển, anh Trương Minh Đức đến đường Phạm Ngũ Lão, thuê chỗ nghỉ qua đêm ở khách sạn An Bình. Khi đến khách sạn An Bình, các anh chị đã bị công an thường phục theo dõi, nhưng chúng chưa hành động.

Sáng Thứ Bảy, anh Trương Minh Đức dự tính đi ra ngoài mua đồ ăn sáng thì bị công an cộng sản giả dạng côn đồ chửi rủa tục tĩu và tấn công. Anh Nguyễn Bắc Truyển chạy theo can thiệp cũng bị tấn công. Chúng tìm đánh chị Thúy Nga và cả cháu nhỏ của chị Nga.

Được tin này, đồng bào đến xem rất đông và tìm cách giúp đỡ những người bị nạn. Rất may là lúc 10 giờ 30 sáng, Linh mục Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế đem xe đến đón tất cả các anh chị trên chạy thoát.

Chị Bùi Minh Hằng cho biết khi đến bến xe ở quận Nhất để mua vé về Vũng Tàu, chị đã bị hai tên “côn-an” nào đó cầm hòn đá đập vào đầu, may là chị chỉ bị thương nhẹ.

Hiện nay trước nhà chị tại Vũng Tàu, những tên “côn-an” nào đó cũng còn lởn vỡn rất đông.

 

Nga giúp VN xây trung tâm nghiên cứu hạt nhân vào cuối năm 2015

 Trang mạng nuclearstreet.com hôm 19.08.2013 loan tin Nga sẽ tài trợ cho Việt Nam để xây một trung tâm nghiên cứu nhằm giúp đào tạo công nhân viên phục vụ công nghiệp hạt nhân, trong lúc Việt Nam theo đuổi chính sách gia tăng đầu tư vào công nghiệp hạt nhân trong vài thập niên tới.
Bản tin cho biết hiện Việt Nam không có nhà máy điện hạt nhân nào đang hoạt động bởi vì Việt Nam không có một lực lượng lao động có khả năng điều hành một hệ thống lò phản ứng hạt nhân.
Theo tờ Tuổi Trẻ thì kinh phí xây dựng cơ sở này là 500 triệu đôla, và ngân khoản này sẽ được chính phủ Nga tài trợ bằng các khoản tiền cho vay.
rosatom
Việt Nam đã chọn Tập đoàn Năng lượng Hạt nhân Nhà nước Nga Rosatom để xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam, dự trù sẽ khởi công vào cuối năm tới.

Mặt dù có sự chống đối của giới chuyên gia VN vì những rũi ro quá lớn về các dụ án xây dựng điện hạt nhân tại VN, và trong khi thế giới đang dần dần từ bỏ điện hạt nhân thì nhà nước CSVN vẫn tiến hành. Dư luận cho rằng đây là những dự án lớn mà qua đó người ta có thể tham nhũng được nên các quan chức đảng khó mà bỏ qua.

Theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới, Việt Nam đã đạt được một số thỏa thuận để xây một nhà máy có công suất 2.000 megawatt, sử dụng các lò phản ứng hạt nhân Nga tại Phước Dinh và một lò phản ứng khác có công suất tương đương, tức 2000 MW, nhưng sử dụng công nghệ hạt nhân Nhật Bản tại Vĩnh Hải.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here