Toàn giáo phận Vinh đồng hành cùng giáo xứ Mỹ Yên

- Quảng Cáo -

my yen

Sau khi Thư Chung của Đức Giám mục Giáo phận Vinh được đăng tải, nhiều thành phần Dân Chúa từ khắp mọi nơi đều đau xót và hiệp lời cầu nguyện cùng Đức Giám mục cho giáo dân và Cha xứ Mỹ Yên được bình an trong những biến cố đã, đang và sẽ tiếp tục trút xuống trên mảnh đất Mỹ Yên, nơi giữ chân Thánh Antôn rộng lượng.

Theo tinh thần Thư Chung của Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp ký ban bố ngày 06 tháng 09 vừa qua nêu rõ:

“Đặc biệt, trong toàn giáo phận Vinh, vào mỗi Chúa Nhật, các giáo xứ sẽ tổ chức các buổi cầu nguyện và Thánh lễ để cầu cho hai ông Phêrô Ngô Văn Khởi và Antôn Nguyễn Văn Hải đang bị giam giữ, cũng như cho tất cả các nạn nhân của bạo lực. 

- Quảng Cáo -

Việc cầu nguyện này sẽ tiếp tục cho đến khi các nạn nhân bị bắt được thả và các người bị thương được hoàn toàn bình phục.” 

Các Cha xứ trong gần 200 giáo xứ thuộc giáo phận Vinh, sau khi đọc Thư Chung và Thông cáo về vụ việc xảy ra tại Giáo xứ Mỹ Yên ngày 04/09/2013 như được linh hứng, đồng thanh cùng chung một minh định rõ ràng, lên tiếng cực lực phản đối hành vi tàn độc của chính quyền và kịch liệt nêu rõ việc truyền tin sai sự thật của truyền thông thuộc chính quyền tỉnh Nghệ An, yêu cầu cải chính và xin lỗi công chúng. 

Khi được các Cha xứ thông tin chính thức xác nhận và tường thuật rõ ràng về vụ việc, tâm trạng chung của giáo dân là đau xót, nhiều giáo xứ đã tổ chức thắp nến cầu nguyện vào ngày chủ nhật 8/09.

 

Dinh Nhat Uy2Chống Trung Quốc là chống chế độ Hà Nội ?

Tin từ các trang mạng, thì công an tỉnh Long An vừa đề nghị truy tố ông Đinh Nhật Uy, 30 tuổi, về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước.”

Trong Kết luận điều tra về Đinh Nhật Uy, Công an Long An xác định, Đinh Nhật Uy phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” vì đã dùng facebook để kêu gọi trả tự do cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, vì đã sử dụng biểu tượng có số 4 đặt trong vòng tròn với gạch chéo màu đỏ (vẫn thường được nhiều blogger, facebooker sử dụng trong cuộc vận động đòi bỏ điều 4 của Hiến pháp hiện hành), chỉ trích bản án mà Hội đồng xét xử sơ thẩm đã tuyên đối với Kha và Uyên.

Đinh Nhật Uy bị xem là phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước” vì đã trả lời phỏng vấn mà nội dung trả lời “thể hiện thái độ bênh vực, và ca ngợi ‘tinh thần yêu nước’ của Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên, xem thường phiên xử sơ thẩm vụ án Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên tại Long An.

Đinh Nhật Uy là anh trai của sinh viên Đinh Nguyên Kha, bị bắt ngày 15 tháng 6.

Ngày 16 tháng 8, khi đưa vụ án này ra xử phúc thẩm, Tòa án Tối cao đã giảm cho sinh viên Đinh Nguyên Kha 4 năm tù, còn bốn năm tù. Riêng sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giảm ba năm tù, còn ba năm tù và được cho hưởng án treo.

Tin mới nhất từ thân nhân của sinh viên Đinh Nguyên Kha cho biết, Đinh Nguyên Kha vừa nhận tội “khủng bố” khi thấy anh trai mình bị bắt và công an cho biết có thể sẽ bắt cả cha lẫn mẹ Đinh Nguyên Kha.

 

dinhcongViệt Nam là một trong những nước xảy ra nhiều vụ đình công nhất trên thế giới

Có thể Việt Nam là một trong những nước xảy ra nhiều vụ đình công nhất trên thế giới của những năm gần đây dù chế độ Hà Nội tự nhận là “đội tiền phong của giai cấp công nhân Việt Nam”.

Trong một bản phúc trình tại hội nghị “Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 22-CT/TW và xây dựng chương trình nâng cao chất lượng thỏa ước lao động tập thể”, do Tổng Liên đoàn Lao động, cơ quan ngoại vi của đảng CSVN tổ chức ở Đà Nẵng hôm 6/09 vừa qua thì “trong 5 năm (từ năm 2008- 2012), cả nước xảy ra 3,016 cuộc ngừng việc tập thể, đình công trên địa bàn 29 tỉnh thành phố. Trong đó, tại doanh nghiệp Nhà nước chiếm 0,27% số vụ, doanh nghiệp tư nhân chiếm 24,34%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra nhiều nhất với 2.391 cuộc, chiếm 79,28.

Phần lớn các vụ đình công diễn ra ở các tỉnh thành phía Nam như Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, những nơi tập trung nhiều công ty ngoại quốc đầu tư sản xuất tại Việt Nam nhất nên thu hút nhiều công nhân lao động nhất.

Các nguyên nhân chính của đình công tại Việt Nam được liệt kê ra gồm “sự tuân thủ pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, công đoàn, tiền lương… của người sử dụng lao động chưa đúng, chưa tốt, thậm chí vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật; thu nhập của người lao động quá thấp, không tương ứng với sức lao động và không đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động…”

Bản tin không nêu ra những yếu tố nghiêm trọng khác là luật lệ lao động của chế độ Hà nội không nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động. Bởi vậy, các vụ đình công đều “tự phát” vì giới công nhân không chịu đựng nổi sự bóc lột sức lao động, cách đối xử không tôn trọng nhân phẩm, mà hệ thống công đoàn do nhà nước CSVN lập ra tuy có đó mà không cầm đầu đấu tranh đòi hỏi.

Bên cạnh đó, năm 2011 là năm lạm phát lên chóng mặt, có tháng lên cao hơn 23% trong khi lương bổng của giới công nhân vốn đã thấp không đủ sống, vật giá từ bó rau đến xăng dầu lại theo nhau tăng giá vùn vụt. Chịu không thấu, giới công nhân đã vùng lên đấu tranh đòi quyền lợi.

 

tham-nhung-Tham nhũng ở Việt Nam là sự giàu có bất thường của công chức, cán bộ

Lần đầu tiên tại Việt Nam, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc – UNDP đã công bố một phúc trình “gai góc” tại cuộc hội thảo “Phòng chống tham nhũng.” Hội nghị này diễn ra tại Ðà Nẵng hôm 5 và 6 tháng 9, kết luận rằng tham nhũng đã “mọc rễ” ngay trong ý thức của người dân Việt. Nội dung phúc trình này dựa vào kết quả cuộc khảo sát ý kiến dân chúng tại nhiều tỉnh Việt Nam, do UNDP thực hiện. Ông Jairo Acuna Alfaro, cố vấn chính sách của UNDP đã đưa ra một loạt nhận định về tình trạng tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng, hối lộ “vặt,” có thể nói, đã hết sức trầm trọng.

Ông Alfaro còn phân tích rằng người dân không dám tố giác tham nhũng vì sợ bị trả thù, sợ không được việc, sợ lâm vào cảnh “tiền mất tật mang.” Ông cũng nói rằng, tuyệt đại đa số dân chúng Việt Nam không còn tin vào sự bảo vệ của hệ thống luật pháp Việt Nam. Một chuyên viên khác trong lĩnh vực chống tham nhũng của UNDP, ông Alan Doig nói rằng, Việt Nam chỉ chú trọng việc đưa kẻ tham nhũng vào tù, chứ không quan tâm đến việc thu hồi tài sản của họ có được từ hành vi tham nhũng. Ðặc biệt, một chuyên viên của UNDP – ông Alan Bacarese cho rằng, bằng chứng hiển nhiên của nạn tham nhũng ở Việt Nam là tình trạng giàu có bất thường của công chức, cán bộ lãnh đạo chính quyền.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here