Dân biểu Mỹ đề nghị không để Việt Nam vào TPP nếu không cải thiện nhân quyền

- Quảng Cáo -

Dân biểu Mỹ đề nghị không để Việt Nam vào TPP nếu không cải thiện nhân quyền

TPPDân biểu Loretta Sanchez, một trong những nhà lập pháp Mỹ đi đầu trong việc cổ xúy nhân quyền cho Việt Nam đã vận động chính quyền của Tổng thống Barack Obama không để Hà Nội vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP chừng nào chính phủ Việt Nam chưa cải thiện nhân quyền.

Theo bà Sanchez thì “Nhìn chung, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất tồi. Đặc biệt trong vài năm gần đây, nhà cầm quyền Hà Nội đang siết chặt quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin, tự do hội họp và lập hội của công dân cụ thể qua việc tăng cường thêm các nghị định như 72 về quản lý internet, nghị định 174 cấm các ý kiến chỉ trích mà họ gọi là ‘chống phá nhà nước trên mạng xã hội.”

Dân biểu liên bang Sanchez cho biết bà sẽ tiếp tục vận động chính phủ Hoa Kỳ không nên dành thêm những sự ưu ái hay tiếp tục mang lại cho Hà Nội những cơ hội quan hệ thương mại tốt hơn, mà thay vào đó, hãy áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải dọn sạch những vi phạm nhân quyền tai tiếng.

- Quảng Cáo -

Trước khi Ngoại trưởng Mỹ sang thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 17 tháng này, dân biểu Sanchez cùng với dân biểu Zoe Lofgren đứng đầu kiến nghị thư quy tụ chữ ký của 47 nghị sĩ thuộc cả lưỡng đảng Hoa Kỳ gửi tới Ngoại trưởng John Kerry, kêu gọi ông ưu tiên vấn đề nhân quyền trong các cuộc thảo luận với lãnh đạo Việt Nam.

Phát biểu nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 trước đó, bà Sanchez đã thúc giục mọi người tiếp tục làm vang vọng tiếng nói của các nhà dân chủ tại Việt Nam, buộc Hà Nội phải ngưng đàn áp quyền con người và phóng thích tù nhân lương tâm.
Ngoại trưởng Kerry cho biết trong các cuộc gặp với giới lãnh đạo Hà Nội nhân chuyến công du vừa qua, ông nhấn mạnh Việt Nam cần phải tiếp tục chứng minh có tiến bộ về nhân quyền, nếu không, các thành viên trong Quốc hội Mỹ có phần chắc sẽ phản đối việc mở rộng giao thương với Việt Nam kể cả việc Hà Nội tham gia vào TPP và việc thực thi thỏa thuận hạt nhân dân sự Việt-Mỹ mới đạt được.
Các thượng nghị sĩ Mỹ cũng đề nghị Washington dùng các cơ hội kinh tế làm điều kiện thúc đẩy nhân quyền và cải thiện tiêu chuẩn lao động đối với các nước đối tác TPP như Việt Nam.

 

Dư luận Phương Tây áp lực VN để nhà hoạt động Đinh Đăng Định đi trị bệnh

ThaygiaoDinhDangDinhtribenhungthuTrong lá thư ngỏ đề ngày 19/12 Đại sứ của Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và nhiều nước khác thúc giục nhà cầm quyền Hà Nội trả tự do cho ông Đinh Đăng Định một nhà hoạt động ôn hòa, đang bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, trên cơ sở nhân đạo để ông được về nhà chữa bệnh.

Xin nhắc lại, nhà bất đồng chính kiến Đinh Đăng Định, nguyên giáo viên môn hóa trường trung học phổ thông Lê Qúy Đôn ở tỉnh Đắc Nông, đang thọ án 6 năm tù tại trại giam An Phước (Bình Dương) về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ sau các hoạt động kêu gọi dân chủ-đa đảng và phản đối dự án khai thác bauxite Tây Nguyên do Trung Quốc trúng thầu.

Cô Đinh Phương Thảo, con gái lớn của ông Định cho biết từ hôm 17/12 vừa qua, bố cô được trại giam chuyển ra bệnh viện 30/4 của Bộ Công An ở TPHCM để tiến hành đợt hóa trị lần ba trong tám đợt dự kiến. Tuy nhiên, từ ngày ông Định bị phát hiện lâm bạo bệnh tới nay, nhà chức trách Việt Nam vẫn nhất quyết từ chối không trao hồ sơ bệnh án để ông biết rõ bệnh tình của mình, dù ông và gia đình đã nhiều lần đề nghị. Thậm chí yêu cầu của ông Định đòi biết tên hóa chất mà bệnh viện của Bộ Công an dùng điều trị cho ông cũng không được đáp ứng. Được biết nguyện vọng của ông Định  bây giờ là được thông báo đầy đủ, công khai về bệnh trạng của mình và được chữa trị ở một bệnh viện khác ngoài bệnh viện của Bộ Công An. Gia đình ông đã nhiều lần xin giới hữu trách giải quyết yêu cầu này và tình nguyện chi trả mọi chi phí điều trị, nhưng vẫn bị khước từ.

Quốc tế đang gia tăng áp lực đòi Hà Nội phóng thích tù nhân lương tâm và nới lỏng các giới hạn về quyền tự do bày tỏ quan điểm trong bối cảnh Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc hồi tháng 11 năm nay, Ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam trung tuần tháng này, và giữa lúc Việt Nam đang đàm phán gia nhập Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương với các nước bao gồm Hoa Kỳ.
Việt Nam cho phép công an bắn người chống đối

nghidinhbanngươiTheo tin tức, thì nhà cầm quyền Việt Nam vừa ra nghị định trong đó cho phép lực lượng an ninh được dùng vũ lực hoặc nổ súng đối với những trường hợp ‘chống cán bộ thi hành công vụ’. Nghị định 208/2013/ND-CP được ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành vào ngày 17/12 và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/2 năm sau. Nghị định có nội dung rằng, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ để phòng vệ, khống chế, bắt giữ người chống đối. Biện pháp đặc biệt được áp dụng là cho phép nổ súng.

Bên cạnh đó, việc “không chấp hành hiệu lệnh,” “có hành vi nhằm cản trở người thi hành công vụ hoàn thành nhiệm vụ” cũng bị quy là “chống người thi hành công vụ”.

Từng có nhiều tranh luận sôi nổi trên báo chí Việt Nam về các lệnh nói trên của nhà cầm quyền, đặc biệt là những âu lo về những kẻ “bảo vệ pháp luật” nhưng lạm dụng võ khí để bắn người bừa bãi mà không bị truy cứu trách nhiệm giết người.

Đã có rất nhiều vụ công an lạm dụng quyền hạn đã bắn người bừa bãi dù người ta không có hành vi đe dọa tính mạng hay nguy hiểm gì cho ai.

Một luật sư cho rằng nghị định nói trên gần như đẩy người dân vào án tử hình chớp nhoáng mà không qua xét xử. Công an  xưa nay vốn nổi tiếng là hung bạo, nay với cái nghị định khuyến khích bắn, mạng sống người dân còn gần cái chết hơn nữa. Nghị định này gây nên nhiều quan ngại. Trong thời gian qua, công an Việt Nam liên tục bị tai tiếng trong nhiều vụ vô cớ bắt người, đánh người, trong nhiều trường hợp dẫn đến tử vong.

Từ đầu năm 2013 đến nay, ít nhất đã có 10 người chết trong đồn công an sau khi họ bị bắt giữ và bị tra tấn. Nạn nhân mới nhất là Y beo Ksor đã chết dọc đường khi được đưa từ nhà giam của Công an tỉnh Đắc Lắc đến bệnh viện đa khoa của tỉnh ngày 14/12/2013 vừa qua.

Còn tại Hà Nội, hôm 16 tháng 12, anh Dương Văn Cao, 23 tuổi quê ở thôn Đình Tổ (Thường Tín, Hà Nội) bị công an huyện Thanh Trì bắt người vô cớ để tra khảo bằng hình thức đánh đập dã man.

Sau gần 3 ngày “ép cung”, vì không có bằng chứng về tội danh cụ thể, cuối cùng chàng trai anh Cao được thả và phải đưa vào bệnh viện huyện Thanh Oai cấp cứu.

Có người nhận định, sự mạnh tay có thể dẫn đến 2 trường hợp : Một là người dân e ngại hơn; và hai là: người dân có thể phản ứng mạnh hơn, để tự vệ.

 

Đại sứ Việt Nam ở Thổ Nhĩ Kỳ bị câu lưu tại sân bay Frankfurt (Đức) vì bị nghi “rửa tiền”

ĐSVNTheo trang báo điện tử Đức Bild.de thì vào ngày 19.12.2013 hải quan/quan thuế phi trường Frankfurt (Cộng hòa Liên bang Đức) đã câu lưu ông Nguyễn Thế Cường đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ, vì tình nghi ông Cường mang 20.000 € tiền mặt mà không khai báo.

Cảnh sát Đức đã đưa ông Nguyễn Thế Cường về đồn, để điều tra và cáo buộc ông Cường tội “rửa tiền“.

Đại sứ  Nguyễn Thế Cường khai nhận đây là số tiền đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp được giao cho ông chuyển về nước giúp nạn nhân bão lụt. (Theo nguồn tin được biết đây chỉ là lời khai của đại sứ Nguyễn Thế Cường, nhưng  không có loại chứng từ nào ghi nhận lời khai của ông).

Vụ ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc tội “rửa tiền” đang có nguy cơ dẫn đến một vụ bê bối  chính trị trong quan hệ Đức – Việt. Cảnh sát Đức đã cho ông Nguyễn Thế Cường đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ tại ngoại sau khi ông đóng tiền phạt thế chân 3.500 €.

Hiện nay phía bộ ngoại giao VN đang cố viện lý do quyền đặc miễn ngoại giao để tố giác ngược lại rằng giới chức trách Đức vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, đã có nhiều tiền lệ cho thấy nhân viên ngoại giao Việt Nam vi phạm các luật lệ của nước sở tại, từ việc đại sứ VN tại Mỹ đi bắt sò trong khu vực bảo vệ sinh vật biển đến nhân viên sứ quán VN tại Nhật sờ mó phụ nữ bản xứ trên xe điện đông người, đến nhân viên sứ quán VN tại Nam Phi buôn lậu sừng tê giác đang bị tuyệt chủng, v.v…

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here