Thành lập Ban Vận động Hiệp hội Dân oan VN

- Quảng Cáo -

Thành lập Ban Vận động Hiệp hội Dân oan VN

Hoi Dan Oan
Thành viên Ban vận động thành lập Hiệp Hội Dân Oan VN

Hôm qua, 31 tháng 12 năm 2013, một số người khởi xướng thành lập Ban Vận động Hiệp hội Dân oan VN gồm cụ bà Lê Hiền Đức ở Hà Nội, các ông Nguyễn Xuân Ngữ , Lê Văn Lung và bà Nguyễn Thị Kim Phượng ở Sài Gòn, các ông Đặng văn Dật, Đàm Văn Đồng ở Hưng Yên đã gởi thư cho Chủ tịch Quốc hội VN Nguyễn Sinh Hùng cùng Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết quyết định của họ cho mục tiêu này.

Ban Vận động đã suy tôn cụ Lê Hiền Đức, nhà đấu tranh tích cực cho dân oan, chống tham nhũng, người được giải thưởng Liên chính Quốc tế, làm Chủ tịch Ban Vận động Hiệp hội Dân oan VN cũng như Chủ tịch Danh dự Hiệp hội Dân oan VN.

Ban Vận động lưu ý rằng mọi công dân VN đều có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, và không ai có quyền ngăn cản các quyền đó của họ.

- Quảng Cáo -

Trong thư  thông báo, những người tham gia Ban vận động Hiệp hội Dân oan Việt Nam cho biết họ là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền con người này đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm, tài sản, kinh doanh của họ. Vì vậy họ thấy cần liên kết thành một hội giống như “Hội nạn nhân chất độc màu da cam” để cùng nhau bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo đúng pháp luật Việt Nam và Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Và họ tin rằng Nhà nước Việt Nam sẽ khuyến khích thành lập Hiệp hội Dân oan, để góp phần đảm bảo dân chủ và dân sinh tại Việt Nam.

Lên tiếng về diễn tiến này, cụ Lê Hiền Đức cho biết rất nhất trí và hoàn toàn đồng ý với nội dung thông báo của Ban vận động thành lập Hiệp hội Dân oan VN gửi Quốc hội, gửi chính quyền các cấp. Cụ cho rằng những người dân lành Việt Nam bị đàn áp, bị cướp đất, bị cướp nhà oan ức; nhiều năm gửi đơn đến các cơ quan các cấp. Từ cấp dưới đẩy lên cấp trên, từ cơ sở đẩy lên thành phố cứ lần lượt lên trung ương; nhưng cuối cùng rồi từ trung ương lại đá về thành phố, tỉnh, huyện… không được giải quyết gì cả, như một quả bóng bị đá qua đá lại.

 

Miến Điện tuyên bố : Không còn tù nhân chính trị

CEE1EF06-64C7-466A-AF3C-EA41A17C99F0_w640_r1_s
Tù nhân lương tâm Miến Điện được trả tự do

Vào đúng ngày cuối năm hôm nay, 31/12/2013, chính quyền Miến Điện chính thức loan báo là không còn một tù nhân chính tri nào trên đất nước này. Vào ngày 30.12.2013, Tổng thống Thein Sein đã ban hành cùng một lúc hai lệnh ân xá, qua đó thực hiện đầy đủ lời hứa trả tự do cho toàn bộ các tù nhân vì lương tâm trước cuối năm nay nhân chuyến thăm đầu tiên của Tổng thống Thein Sein đến Luân Đôn vào tháng Bảy vừa qua.

Các tù nhân lương tâm được trả tự do là các tù nhân bị kết án về tội phản quốc, nổi loạn, biểu tình bất hợp pháp và các tội khác trong khuôn khổ các đạo luật hà khắc được tập đoàn quân sự trước đây sử dụng để trấn áp đối lập.

Trước ngày chính quyền quân sự tự giải thể vào tháng Ba năm 2011, các tổ chức nhân quyền tố cáo Miến Điện là đã giam giữ khoảng 2.000 tù nhân lương tâm. Tuy nhiên, kể từ lúc đó đến nay, chế độ dân sự lên thay tập đoàn quân sự đã lần lượt trả tự do cho hàng trăm người đối lập, từ tu sĩ, nhà báo cho đến các luật sư.

Theo một nhà báo AFP tại Rangoon, ít ra là đã có hai tù nhân chính trị trong đợt ân xá cuối năm này đã được thả ra khỏi nhà tù Insein vào sáng hôm nay. Hàng trăm thân nhân của các tù chính trị đã tụ tập trước cổng nhà tù lớn ở Rangoon này đã đón người thân.

Yan Naing Tun, một trong hai người vừa được tự do, đã hoan nghênh việc ông Thein Sein giữ lời hứa : « Tổng thống đã giữ lời hứa, tôi kính trọng ông ấy vì đã giữ lời cam kết của mình ». Cựu tù nhân này đã bị kết án tám tháng tù giam vì tham gia vào một cuộc tuần hành vì hòa bình tại bang Kachin, ở miền Bắc Miến Điện, nơi vẫn diễn ra một số cuộc đụng độ lẻ tẻ giữa quân đội và phiến quân của dân tộc thiểu số Kachin.

 

Miến Điện sẽ không khuất phục trước áp lực quốc tế về vụ tranh chấp Biển Đông

85131911-5734-4A43-8277-500972CD8A05_w640_r1_s_cx0_cy7_cw0Miến Điện sẽ không khuất phục trước áp lực quốc tế dưới bất kỳ hình thức nào về vụ tranh chấp Biển Đông khi giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2014.

Tờ Myanmar Times trích lời U Aung Htoo, Phó vụ trưởng Vụ ASEAN của Bộ Ngoại giao Miến Điện, cho biết như thế hôm thứ hai. Ông Htoo nói thêm rằng Miến Điện sẽ theo gương Brunei để ra sức tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vụ tranh chấp giữa Trung Quốc với 4 nước ASEAN là Việt Nam, Brunei, Malaysia và Philippines.

Ông Htoo cho biết Miến Điện sẽ tìm cách gia tăng đà tiến cho các cuộc đàm phán sơ bộ về một bộ qui tắc ứng xử, gọi tắt là COC, đã được thực hiện hồi tháng 9 giữa Trung Quốc với ASEAN. Ông cũng nói rằng điều quan trọng là Miến Điện phải tránh bị xem là nghiêng về một bên trong vụ tranh chấp và tránh tình huống đã xảy ra năm 2011, khi Campuchia giữ chức Chủ tịch ASEAN và đã khuất phục trước những đòi hỏi của Trung Quốc, làm cho ASEAN lần đầu tiên trong lịch sử không thể đưa ra tuyên bố kết thúc hộïi nghị thượng đỉnh.

Ông Htoo nói rằng “Chúng tôi sẽ có thể công bố các thông cáo của khu vực mà không bị ảnh hưởng của áp lực bên ngoài”.

Miến Điện sẽ chủ tọa các cuộc họp đầu tiên trong năm 2014 của khối ASEAN vào ngày 15 tháng 1.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here