Tiểu Thương Đóng Cửa Chợ Ninh Hiệp, Vây UBND Xã

- Quảng Cáo -

Tiểu Thương Đóng Cửa Chợ Ninh Hiệp, Vây UBND Xã

NinhHiepTin từ báo chí trong nước, để phản đối việc lấy trường học và bãi xe của chợ xây dựng trung tâm thương mại, cả nghìn tiểu thương chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm, Hà Nội) đã tạm dừng bán hàng 2 ngày qua để bao vây trụ sở xã và cho con nghỉ học.

Được biết, sáng 15/1, tiểu thương kinh doanh tại chợ Ninh Hiệp vẫn tiếp tục đóng cửa để phản đối việc triển khai dự án lấy bãi giữ xe của chợ và trường học để xây dựng trung tâm thương mại.

Trước đó từ sáng 14/1, trước thông tin dự án xây chợ mới được khởi công, các tiểu thương Chợ Nành (chợ Ninh Hiệp) đồng loạt che bạt, tạm dừng bán hàng tại hơn 1000 kios. Họ kéo nhau tới trụ sở UBND xã ở cách đó khoảng 200 mét để phản đối dự án lấy nhà để xe của chợ để xây trung tâm thương mại và giải trí.

- Quảng Cáo -

Theo người dân, dự án chuyển bãi xe và trường học để làm chợ là đi ngược lợi ích của người dân, cả xã đã có 4 chợ và trung tâm thương mại. Tuy nhiên, chỉ 1.600 sạp hàng ở chợ Nành là kín chỗ, còn 3 chợ Phú Điền, Ba Za, Sơn Long đều chưa hết tầng 1, các tầng khác bỏ trống vì dân không thuê. Xây thêm chợ vừa gây lãng phí, vừa xa rời thực tế, việc xóa sổ bãi xe nằm ngay sát chợ để di chuyển ra địa điểm mới cách chợ hơn một km sẽ gây khó khăn, tốn kém trong vận chuyển hàng hóa và bất tiện cho đi lại của khách hàng.

Ngoài việc bất đồng với chủ trương xây dựng khu dịch vụ thương mại, nhiều tiểu thương còn tỏ ra bức xúc trước chủ trương phá trường cấp hai đạt chuẩn Quốc gia vừa tu sửa năm 2012 để lấy đất xây chợ mới.

Không chỉ đóng chợ, các tiểu thương còn đồng loạt cho con nghỉ học để phản đối.

Trước câu hỏi có cần thiết phải xây thêm chợ, trung tâm thương mại, khi xã có 4 chợ chưa sử dụng hết, vị Chủ tịch này từ chối bình luận vì “nhiều lý do khách quan”. Trước đó, UBND TP Hà Nội đã đồng ý chủ trương dự án xây dựng các công trình hạ tầng và hạ tầng xã hội tại xã Ninh Hiệp với số tiền 180 tỷ đồng (do một đơn vị tư nhân làm chủ đầu tư). Dự án này xây dựng chợ và khu dịch vụ thương mại tổng hợp trên diện tích khoảng 5.873m2, bãi đỗ xe diện tích khoảng 1 ha, dự kiến hoàn thành trong năm 2016.

 

Tiếp tục cảnh báo về nguy cơ Việt Nam vỡ nợ

vonoTrong hội nghị lần thứ 7 của Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế Hoạch-Ðầu Tư của Việt Nam, vừa cảnh báo thêm một lần nữa về nguy cơ Việt Nam sẽ vỡ nợ.

Ông Vinh nhận định, Việt Nam sẽ vỡ nợ nếu tiếp tục sử dụng ngân sách để đầu tư theo kiểu công đã không được kiểm soát chặt chẽ nên vừa quá mức, vừa không hiệu quả.

Thay đổi toàn diện mà ông Vinh đề cập là đề nghị cấm các bộ trưởng và chủ tịch tỉnh phê duyệt các dự án nếu như không biết tiền thực hiện các dự án đó đã có hay chưa và được lấy từ đâu ra. Thay đổi toàn diện còn buộc người phê duyệt phải chịu trách nhiệm, kể cả trách nhiệm hình sự nếu dự án không khả thi, không hiệu quả.

Tại Việt Nam, trước đây, lãnh đạo các bộ, ngành, chính quyền các địa phương phê duyệt hàng loạt các dự án hạ tầng, khuyến dụ các doanh nghiệp bỏ vốn, mượn vốn để thực hiện những dự án đó, cuối cùng chính quyền trung ương không có khả năng hoàn trả. Hàng loạt doanh nghiệp là chủ đầu tư, hàng loạt ngân hàng cho vay rơi vào tình trạng phá sản, chính quyền vừa không thu được thuế, vừa “giật gấu vá vai” để trả nợ. Thực trạng vừa kể cũng là lý do khiến chi cho đầu tư phát triển giảm chưa từng thấy trong lịch sử, nhiều công trình dở dang, trong khi không đầu tư cho phát triển thì không thể phát triển và chính quyền Việt Nam đang loanh quanh trong vòng luẩn quẩn do chính mình tạo ra. Bên cạnh đó là do “chạy chọt” và nếu tiếp tục như thế thì chắc chắn sẽ vỡ nợ. Vào lúc này, nợ của những dự án đang dở dang vô cùng lớn.

Ông Vinh nhấn mạnh phải thay đổi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) “theo hướng thị trường hóa.” Có nghĩa là phải tuân theo quy luật thị trường, mọi thành phần kinh tế đều phải được tiếp cận nguồn lực quốc gia một cách công bằng, bình đẳng. Không thể phân bổ để rồi các DNNN chiếm hết.

Theo dữ liệu thì tăng trưởng của Việt Nam hoàn toàn không nhờ tăng năng suất, hay hiệu quả của thể chế, hoặc tiến bộ về khoa học công nghệ, quản trị mà chủ yếu phụ thuộc vào tăng quy mô nguồn vốn, số lượng lao động và khai thác tài nguyên.

Câu hỏi được đặt ra là đến ngày nào đó, dầu hết, than hết, quặng không còn, Việt Nam phát triển bằng cái gì, vì theo tin tức lượng dầu khai thác được đang giảm dần, mỏ than Quảng Ninh sắp cạn, đến năm 2020, Việt Nam sẽ phải nhập khẩu toàn bộ than.

Việt Nam lo ngại dịch cúm H7N9 từ Trung Quốc

cumgaBảy ca nhiễm virus cúm H7N9 tại tỉnh Quảng Ðông của Trung Quốc đã khiến giới hữu trách ở Việt Nam lo ngại dịch này có thể xâm nhập Việt Nam.

Giống như virus cúm H5N1, virus cúm H7N9 có nguồn gốc từ gia cầm và có thể lây từ gia cầm sang người. Giới khoa học phát giác virus cúm H7N9 hồi tháng 2 năm ngoái. Lúc đó, tuy dịch cúm H7N9 chỉ lây lan trong phạm vi Trung Quốc nhưng Tổ Chức Y Tế Thế Giới đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra đại dịch toàn cầu, nếu virus cúm H7N9 lọt ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc.

Từ đó đến nay, số người nhiễm và chết do virus cúm H7N9 tại Trung Quốc tiếp tục gia tăng. Chỉ trong tuần đầu tiên của năm 2014, tại Trung Quốc đã có thêm 14 ca nhiễm virus cúm H7N9. Nếu tính từ tháng 2 năm ngoái tới nay, tại Trung Quốc có 164 ca nhiễm virus cúm H7N9, trong đó có 51 người chết do nhiễm loại virus này. Ðáng lưu ý là dịch cúm H7N9 đang lan rộng đến các tỉnh phía Nam Trung Quốc, nằm sát biên giới Việt Nam. Dịch cúm H7N9 cũng đã xuất hiện ở Hong Kong, Ðài Loan. Bốn bệnh nhân nhiễm virus này đều đã từng đến các ổ dịch tại Trung Quốc.

Ðáng lưu ý là bất kể sự nguy hiểm của H7N9, giới buôn lậu vẫn tìm mọi cách đưa gia cầm và các sản phẩm gia cầm từ Trung Quốc vào Việt Nam.

Bộ Y Tế Việt Nam vừa mới yêu cầu giám sát chặt chẽ hành khách, hàng hóa, phương tiện nhập cảnh tại các cửa khẩu, đặc biệt là các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc. Bộ này còn yêu cầu giám sát những trường hợp viêm phổi nặng nghi do virus, lấy mẫu để xác định tác nhân gây bệnh.

Phía Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn của Việt Nam thì bày tỏ sự lo ngại về hàng loạt dịch do các loại virus cúm khác gây ra như: H1N1, H5N1, H9N2,… có thể cũng sẽ bùng phát tại Việt Nam trong dịp Tết này.

Kết quả kiểm tra 147 chợ gia cầm ở 44 tỉnh, thành phố từ năm 2013 đến nay, giới hữu trách phát giác 90 chợ có gia cầm dương tính với virus cúm H5N1.

Hôm 2 tháng 1, virus cúm H5N1 đã xuất hiện trên đàn gia cầm ở tỉnh Bắc Ninh.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here