Phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và chính giới Âu châu.

- Quảng Cáo -

Phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và chính giới Âu châu.

doan VN_EUVào lúc 3 giờ chiều, ngày 28 tháng 1 năm 2014, sau khi đến Brussels, thủ đô của Cộng đồng chung Âu châu (EU), các đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đã tiếp xúc và làm việc với bà Annemie Neyts-Uyttebroeck, Nghị viên châu Âu và bà Therese Murdock thuộc Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu (Alliance of Liberals and Democrats for Europe).

Trong cuộc tiếp xúc với bà Annemie Neyts, đoàn đại diện của Việt Nam đã trình bày các hoạt động trước, trong và sau UPR và tham vấn bà Annemie Neyts về những cách thức hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức xã hội về các cơ chế nhân quyền quốc tế, trong đó có cả các cơ chế của Liên minh châu Âu.

- Quảng Cáo -

Bà Annemie Neyts cho biết EU và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (Partnership and Cooperation Agreement) vào năm 2012 và nay đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Bà Annemie Neyts, trong vị trí là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán này.

Sau khi kết thúc buổi làm việc với bà Annemie Neyts, phái đoàn đã làm việc với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu.

Bên cạnh việc trao đổi về các hoạt động của phái đoàn trong suốt thời gian vừa qua, đôi bên đã thảo luận về các khả năng hợp tác, trong đó nhấn mạnh tới việc tổ chức những khóa đào tạo về quyền con người và xã hội dân sự, vốn là những lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam, cho các bạn trẻ, đặc biệt là các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và những người hoạt động về Nhân quyền.

Bà Murdock cùng với các đại diện Việt Nam đã đồng ý về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức xã hội về nhân quyền và vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển của Việt Nam.

Các cuộc tiếp xúc, vận động kế tiếp tại Brussels sắp tới sẽ là tổ chức nhân quyền quốc tế Front Line Defenders, The Human Rights Working Group (COHOM), Human Rights and Democracy Network European Instrument for Democracy and Human Rights (EIDHR) thuộc  European Commission.

 

VN vẫn nhập siêu nhiều nhất từ TQ

Theo thông tin từ Tổng Cục Hải Quan CSVN, nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đạt mức 23,7 tỉ đô la trong năm 2013, tăng 45% so với năm 2012.

Nhap sieu-TQTổng Cục Hải Quan cho biết, cả hai khối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đều đẩy mạnh nhập khẩu Trung Quốc trong năm qua, với tổng mức tăng lần lượt là 39% và 17%.

Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc-thiết bị (chiếm 18%), đồ may mặc-da giày (chiếm 15%), và điện thoại di động (15%).

Quốc gia mà Việt Nam có thâm hụt thương mại lớn thứ nhì là Hàn Quốc, với tổng nhập siêu là 14 tỉ đô la. Theo Tổng Cục Hải Quan, 82% nhập khẩu của Việt Nam đến từ các quốc gia Châu Á.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh từng nói rằng mức nhập siêu lớn “gây ra sức ép rất nặng đối với kinh tế Việt Nam vì nó khiến Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.”

“Một nền kinh tế nhập siêu nặng như vậy thì phải chịu nhiều hậu quả, một là mất ngoại tệ, hai là mất thị trường trong nước và ba là công nhân trong nước mất công ăn việc làm.”

“Khi người tiêu dùng Việt Nam mua hàng của Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc họ trả lương cho công nhân Trung Quốc.”

Trong một xu hướng ngược lại, Hoa Kỳ là thị trường xuất siêu lớn nhất của Việt Nam, với tổng giá trị đạt 19 tỉ đô la trong năm 2013. Xuất khẩu vào Mỹ tăng 20%, trong khi hàng hóa nhập khẩu từ quốc gia này chỉ tăng 8%.

Thị trường Châu Âu đứng thứ hai, với thặng dư thương mại cho Việt Nam đạt 17 tỉ đô la.

 

Trung Quốc đưa lính tới trấn giữ Trường Sa

Hai quan Trung quocTân Hoa Xã hôm Thứ Hai vừa qua cho hay đoàn đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc gồm tàu đổ quân Trường Bạch Sơn (Changbaishan), khu trục hạm Vũ Hán (Wuhan) và khu trục hạm Hải Khẩu (Haikou) sau hai ngày tập trận đổ bộ và chống tàu ngầm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, đã di chuyển xuống phía nam, tới tuần tiểu và tập trận chống tàu ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa rồi đi xuống vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia.

Theo Tân Hoa Xã, khi đoàn đặc nhiệm nói trên xuống tới khu vực mà họ gọi là bãi cạn Zengmu Reef (Tằng Mẫu) cách bờ biển Mã Lai chừng 80km nằm trong đường lưỡi bò mà Bắc Kinh tự vạch và tự nhận chủ quyền trên biển Đông, thì trong một nghi lễ tổ chức tại đây vào buổi sáng ngày 26/1/2014, chỉ huy hạm đội của Trung Quốc đã kêu gọi binh lính và sĩ quan luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, nâng cao khả năng chiến đấu và lãnh đạo lực lượng để giúp xây dựng đất nước thành một cường quốc hàng hải, và các sĩ quan và binh lính của lực lượng có mặt trên tàu Trường Bạch Sơn đã thề quyết bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển mà Bắc Kinh ngang nhiên cho là của Trung Quốc.

Dịp này, khi tới bãi đá ngầm mà họ gọi là Xích Qua Tiêu (tức đảo đá ngầm Gạc Ma mà họ cướp của Việt Nam năm 1988), tướng tư lệnh hạm đội Nam Hải là Tưởng Vĩ Liệt (Jiang Weilie) đã lên căn cứ, thăm hỏi khích lệ lính đồn trú. Từ một bãi đá san hô ngầm, Trung Quốc đã xây dựng thành một căn cứ kiên cố trên biển, có cả radar, truyền hình vệ tinh, điện thoại 3G di động, nhà ở có gắn máy lạnh.

Đây là lần thứ hai người ta thấy Trung Quốc đưa một đoàn chiến hạm trang bị tối tân đi một vòng “Lưỡi Bò” vừa đe dọa đối với các nước tranh chấp, vừa huấn luyện chiến đấu. Tháng Ba năm ngoái, một đoàn đặc nhiệm Hải quân Trung Quốc với tàu đổ quân Tỉnh Cương Sơn (số hiệu 999) đã đi tuần tra và tập trận một vòng như thế.

Đoàn đặc nhiệm với tàu Trường Bạch Sơn (số hiệu 989) khởi sự tuần tra và tập trận từ ngày 20/1/2014 vào dịp người dân ở Việt Nam nhiều nơi tưởng niệm sự hy sinh của 74 chiến sĩ Hải quân VNCH trong trận hải chiến tại quần đảo Hoàng Sa vào các ngày 19 và 20 tháng 1. 1974.

Cho tới nay người ta vẫn chưa thấy một phản ứng nào từ phía nhà cầm quyền CSVN về sự việc nêu trên của Trung quốc.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here