Nhà Cầm Quyền Lén Lút Phá Hủy Hiện Trạng Tu Viện DCCT Hà Nội

- Quảng Cáo -

Nhà Cầm Quyền Lén Lút Phá Hủy Hiện Trạng Tu Viện DCCT Hà Nội

ThaiHaTin từ DCCT hôm 18/03, nhà cầm quyền Hà Nội sử dụng máy xúc và máy ủi để đổ đất lấp hồ trong tu viện DCCT Hà Nội mà họ chiếm dụng làm bệnh viện Đống Đa.

Theo người dân xung quanh cho biết Họ bắt đầu đổ gạch, đất, vữa xuống hồ liên tục trong những ngày qua. Đỉnh điểm là đêm hôm qua, lợi dụng đêm hôm khuya khoắt, họ sử dụng phương tiện cơ giới để lấp hồ.

Trong một động thái mới nhất, sáng 19/03, linh mục Lưu Ngọc Quỳnh đã trực tiếp sang bên Tu viện để kiểm tra. Tuy nhiên, đáp lại thiện chí đó là sự hung hăng, bất hợp tác của nhân viên bảo vệ.

- Quảng Cáo -

Theo quan sát, nhà cầm quyền đã tăng cường thêm các nhân viên công an tại một bốt ngay sát cổng ra vào của Tu viện mà hiện đang bị chiếm bất hợp pháp làm bệnh viện.

Theo các nguồn tin đáng tin cậy cho biết: Nhà cầm quyền dự định xây trên khu đất hồ một tòa nhà cao tầng và lí do nạo vét hồ chỉ là một động tác giả vờ mà thôi. Như thế, cảnh quan và khuôn viện tu viện và nhà thờ Thái Hà sẽ bị phá hủy một cách trầm trọng.

Hiện tại, giáo dân rất bức xúc trước việc nhà cầm quyền cho lấp hồ một cách lén lút. Họ cho biết, nếu ông giám đốc không dừng ngay những việc làm phi pháp đó, họ sẽ kéo đến tận nhà ông để thắp nến cầu nguyện cho sự thật và công lý.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, phó bề trên kiêm chính xứ Thái Hà cho biết: “Chúng tôi đã cố gắng hết sức để giáo dân phản đối một cách ôn hòa. Tuy nhiên, nếu như nhà cầm quyền cứ ngang nhiên phá hủy tu viện thì nhà cầm quyền phải tự chịu lấy những hậu quả do sự bức xúc của giáo dân. Giáo xứ Thái Hà đã mất mát quá nhiều do sự thiếu tôn trọng pháp luật của nhà cầm quyền. Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Thái Hà đã trở nên những linh mục oan, tu sĩ oan, và giáo dân oan. Chúng tôi chung chia thân phận dân oan với những người dân đang bị đàn áp trên khắp đất nước Việt Nam”.

Bên cạnh tu viện Dòng Chúa Cứu Thế đang bị cưỡng chiếm, khu Hồ Ba Giang của giáo xứ cũng đang bị xâm hại trầm trọng và có nhiều dấu hiệu của tham nhũng. Được biết, từ mấy năm nay, chương trình cướp chiếm đất đối với Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội đã liên tục diễn ra, đặt Giáo xứ vào một con đường đấu tranh đòi Công lý dai dẳng và kiên trì. Thế nhưng, những âm mưu của nhà cầm quyền Hà Nội vẫn không dừng lại ở đó. Một lần nữa, nhà cầm quyền đã lại phát động lên ngọn lửa Thái Hà.

 

Dân Trung Quốc đầy miền Trung Việt Nam

TQ mienTrungSau hàng loạt thông tin cảnh báo từ các blogger, facebooker, hệ thống truyền thông Việt Nam bắt đầu đăng các phóng sự về thực trạng người Trung Quốc tràn ngập miền Trung.

Một trong những phóng sự đó mang tên “Ra ngõ gặp… người Trung Quốc”, vừa được đăng trên tờ Người Lao Động, kể về việc hàng ngàn công dân Trung Quốc đã đổ đến và đang làm việc mà không hề có giấy phép lao động ở Khu Kinh tế Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh và công trình xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

Theo tờ Người Lao Động, Khu Kinh tế Vũng Áng có từ 3,000 đến 4,000 công nhân Trung Quốc đang làm việc và trong năm nay, con số này có thể tăng thêm khoảng 6,000. Tất cả những công nhân này được các công ty Trung Quốc đưa sang Việt Nam làm việc sau khi họ trúng thầu để thi công các công trình do tập đoàn Formosa của Đài Loan làm chủ đầu tư ở Khu Kinh tế Vũng Áng.

Chẳng riêng Hà Tĩnh, có thể thấy tình trạng tương tự tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Công nhân Trung Quốc đổ tới xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong từ tháng 8 năm 2010, khi nhà thầu Trung Quốc khởi công công trình Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2.

Tuy công nhân Trung Quốc ồ ạt đổ sang Việt Nam cư trú và là việc bất hợp pháp nhưng giới hữu trách ở các địa phương gần như làm ngơ.

Có tin Tập đoàn Formosa – chủ đầu tư Khu Kinh tế Vũng Áng đã đề nghị Thủ tướng CSVN “đơn giản hóa những thủ tục liên quan đến việc cấp giấy phép làm việc cho công nhân nước ngoài đến làm việc tại Khu Kinh tế Vũng Áng”.

 

Đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam tăng gấp 6 lần

TQ kinhte2 copieViệt Nam đang lo mức đầu tư của Trung Quốc tăng vọt tại Việt Nam sẽ dẫn đến nguy cơ mất quyền kiểm soát nền kinh tế, mất dần sự độc lập trước người Trung Quốc tại chính thị trường của nước mình. Theo thống kê của Cục đầu tư nước ngoài của Việt Nam, trị giá đầu tư của người Trung Quốc vào Việt Nam trong năm 2013 lên đến 2.3 tỉ đô la, nhiều gấp 6 lần so với một năm trước đó.

Cũng theo tài liệu thống kê này, các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam gia tăng trong lĩnh vực bất động sản và dệt may. Đầu tư của người Trung Quốc trong một số lĩnh vực khác như khai thác khoáng sản, sản xuất, chế biến, xây dựng… ở Việt Nam cũng đều tăng vọt. Mới tuần rồi, chính quyền tỉnh Nam Định đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho một công ty Trung Quốc, cho phép xây dựng khu công nghiệp Bảo Minh, thuộc huyện Vụ Bản của tỉnh này, trị giá 68 triệu đô la, và thời gian thuê đất kéo dài 46 năm.

Theo dư luận, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc gia tăng đầu tư tại Việt Nam để đón thời cơ, khi Việt Nam được hưởng các điều kiện ưu đãi từ việc tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. Thuế suất xuất cảng các sản phẩm may mặc của Việt Nam giảm còn 0% sẽ là cơ hội để các nhà máy Trung Quốc đẩy hàng hoá của mình đi khắp thế giới qua ngỏ Việt Nam.

 

Cựu lãnh đạo Cộng Sản Hungary ra tòa vì tội đàn áp dân chúng

BelaBiszku Hungary25 năm sau ngày chế độ cộng sản sụp đổ, phiên tòa xét xử một cựu lãnh đạo đảng Cộng sản Hungary mở ra vào ngày 18/03/2014. Bela Biszku trả lời về vai trò của ông, với tư cách là bộ trưởng nội vụ, trong cuộc đàn áp phong trào nổi dậy chống Liên Xô can thiệp vào mùa thu năm 1956.

Bela Biszku bị tố cáo “tham gia tích cực” vào hai vụ nổ súng sát hại gần 50 người biểu tình vào tháng 12 năm 1956 và bị truy tố vào tháng 10 năm 2013 với tội danh “phạm tội ác chiến tranh”.

Bela Biszku là cựu lãnh đạo đảng cộng sản Hungary đầu tiên bị bắt và bị truy tố vì phạm tội ác chiến tranh từ khi quốc gia Đông Âu này được tự do vào 1990.

Nhân vật mà công tố viên mô tả là “ thành viên ban lãnh đạo chủ chốt của đảng” có nguy cơ lãnh án tù chung thân.

Bela Biszku bị buộc tội “chủ mưu, chủ động tham gia gây tội ác chiến tranh. Với chức vụ bộ trưởng nội vụ, ông đã bao che cho các hành động trả thù những người tham gia khởi nghĩa chống Liên Xô.

Phong trào khởi nghĩa bắt đầu vào ngày 23/06/1956 tại Budapest, bị đàn áp trong biển máu ngày 04/11 khi Liên Xô đưa chiến xa sang Hungary. Chiến dịch đàn áp đã làm 2000 người chết. Chế độ thân Nga đã mở chiến dịch trả thù tiếp theo đó, hành quyết hơn 300 người và bắt giam 20.000 người.

Hơn 200.000 dân Hungary phải chạy sang nước ngoài lánh nạn.

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here