Trung Cộng đảo hóa 6 bãi đá ở Trường Sa

- Quảng Cáo -

Trung Cộng đảo hóa 6 bãi đá ở Trường Sa

Wingfield Hayes 3
Trung cộng đang gấp rút xây dựng tại bài đá Gạc Ma

Tờ Want China Times của Đài Loan đưa tin, Trung Cộng (TC) mở rộng khu vực đảo Gạc Ma (tên quốc tế: Johnson South Reef – là một bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của VN bị TC dùng vũ lực chiếm đóng năm 1988 ), đe dọa nghiêm trọng Việt Nam, Đài Loan… (http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?cid=1101&MainCatID=&id=20140904000087)

TC đang gấp rút xây dựng những bãi đá ngầm khác tại khu vực Trường Sa thành đảo và xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Điều này được giới chuyên gia cảnh báo là một mối đe dọa cho an ninh khu vực, nhất là đối với Việt Nam.

Tờ Tin tức Thanh Hoa của TC số ngày 6 tháng 9 nói rằng từ đầu năm đến nay TC đưa 3 tàu đổ bộ xe tăng loại 5 ngàn tấn đến Gạc Ma và Tư Nghĩa để tác nghiệp đắp đất, phong nền xây dựng đảo nhân tạo theo phương án thiết kế của Viện Quy Hoạch Công trình Hải quân TC.

- Quảng Cáo -

Theo tờ Hoàn Cầu Thời Báo thì Gạc Ma cách Sài Gòn 830 km, cách Manila 890 km, cách eo biển Malacca khoảng 1.500km. Như thế với đường băng 2km trên Gạc Ma, các loại máy bay Su-30, J-10, J-11 của TC có khả năng tác chiến đến tận Malacca

Sáu bãi đá nằm trong diện được cải tạo phong nền xây dựng đảo gồm Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên.

Phóng viên BBC Rupert Wingfield-Hayes cũng đã xác nhận việc này qua chuyến đi tới quần đảo Trường Sa trên một chiếc tàu cá của Philippines mới đây .

Wingfield Hayes

Wingfield Hayes 2
Phóng viên BBC Wingfield Hayes tại Trường Sa

Thông tấn xã Đài Loan trích dẫn nhận định của cựu thứ trưởng quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân rằng 6 bãi đá ở Trường Sa đang được TC đảo hóa nằm trong chiến lược muốn hóa ‘tốt thành xe’, với âm mưu tăng cường đáng kể khả năng khống chế và kiểm soát toàn bộ Biển Đông.

Ông Lâm Trung Bân cho rằng việc đảo hóa 6 bãi đá vừa nêu ở Trường Sa giúp TC tạo nên được gần ’10 điểm cao chiến lược’ ở Biển Đông.

Khái niệm ‘điểm cao chiến lược’ được chính chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đưa ra tại đợt học tập tập thể lần thứ 17 do Bộ chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức hồi cuối tháng 8 vừa qua. Tập Cận Bình cho rằng ‘điểm cao chiến lược’ là ‘lợi ích nối dài hợp lý’ của TC tại hải ngoại.

Theo tờ Want China Times của Đài Loan sau khi Trung cộng hoàn tất việc xây dựng đảo Gạc Ma ở Trường Sa và thành phố Tam Sa trên đảo Vĩnh Hưng tức đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa của Việt Nam , thì Bắc Kinh có thể lắp đặt hệ thống radar tầm xa, sóng vô tuyến và các thiết bị giám sát trên không và trên biển. Như thế các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đến tận Singapore sẽ nằm trong tầm kiểm soát của radar Trung cộng. Tàu bè qua eo biển Malacca cũng sẽ bị radar Trung cộng theo dõi.

 

KCN Formosa: Dự án chưa hoàn thành đã gây ô nhiễm

o nhiem Formosa
Ô nhiễm Formosa

Người dân xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh đang “khóc ròng” vì gần cả trăm hec ta lúa của 784 hộ bị thiệt hại nặng nề do dính phải nguồn nước nhiễm mặn thải từ KCN Formosa của Trung Quốc.

Khác hẳn với những cánh đồng trĩu nặng hạt vàng ươm cách đó không xa, cả cánh đồng rộng lớn thuộc 6 thôn: Trường Yên, Trường Phú, Cảnh Trường, Ðỗ Gộ, Trường Sơn ngăn cách với khu công nghiệp Formosa chỉ một con đường nhựa trông thật thảm hại, lúa đang chết mòn.

Theo ông Lê Văn Hùng, Trưởng thôn Cảnh Trường, đất bị nhiễm mặn xảy ra từ vài năm nay, nhưng nó bắt đầu gây hậu quả nặng nề từ hơn 5 tháng nay. “Từ khi khu công nghiệp Formosa cho xả nước mặn vào những cánh đồng kia, bà con nơi đây đã không trồng được lúa nữa. Lúa cứ đến kỳ trổ đòng là chết trắng.”
Ông Hùng cho biết thêm: “Cánh đồng này trước kia là vùng trọng điểm trồng lúa, năng suất từ 2-3 tạ/sào, nhưng vụ Hè thu vừa qua lúa chuẩn bị trổ đòng thì đột nhiên đồng loạt trắng bông, hạt lúa lại thấy vị mặn. Ban đầu không hiểu rõ nguyên nhân vì sao sau một tuần lúa lại bị chết cháy. Dân bèn ngửi mùi nước thì thấy tanh tanh, nếm lại có vị mặn. Lúc này mới hiểu rõ, đó chính là do nước mặn thải ra từ KCN Formosa.”

Ông Lương Văn Ðình, chủ tịch xã Kỳ Thịnh cho biết do đời sống bị ảnh hưởng nặng nề, người dân ở các thôn đã phản đối rất mạnh, chính quyền xã cũng đã nhiều lần có văn bản phúc trình gởi lãnh đạo huyện, khu kinh tế Vũng Áng chờ biện pháp xử lý.

Tuy xác định được nguyên nhân là do nhiễm mặn từ KCN Formosa, nhưng cho đến nay giải pháp khắc phục và biện pháp hỗ trợ người dân vẫn còn dây dưa, đã khiến người dân thêm tức giận.

Khu công nghiệp Formosa nằm trong dự án khu kinh tế Vũng Áng do tư bản Ðài Loan đầu tư 100% mà thời gian qua gây xôn xao dư luận với việc được nhà cầm quyền CSVN ở Hà Tĩnh cho phép tuyển 10.000 lao động từ Trung Quốc sang làm việc trong khi hơn 160.000 cử nhân VN thất nghiệp.

 

Việt Nam khó thoát bẫy thu nhập trung bình

Ngân hàng Thế giới cảnh báo Việt Nam sẽ khó thoát bẫy thu nhập trung bình nếu duy trì mức tăng trưởng từ 5% đến 6% một năm.

Axel van Trotsenburg
Phó chủ tịch Ngân hàng Thế giới Axel van Trotsenburg

Vấn đề này được phía Ngân hàng Thế giới đưa ra trong buổi làm việc đầu tiên tại Hà Nội về Báo cáo Việt Nam 2030, giữa Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Axel van Trotsenburg cùng Phó Thủ tướng CSVN Vũ Đức Đam và Bộ trưởng kế hoạch đầu tư Bùi Quang Vinh.

Theo VnExpress, Báo cáo Việt Nam 2030 được dự kiến hoàn thành cuối năm 2015, là công trình phối hợp giữa Ngân hàng Thế giới và Chính phủ Việt Nam nhằm đưa ra những kiến nghị để Việt Nam phát triển nhanh, bền vững hơn trong tương lai.

Theo tin đưa trên báo chí, Ngân hàng Thế giới đặt ra thách thức cho Việt Nam, đó là cần duy trì mức tăng trưởng  kinh tế 9% mỗi năm trong 20 năm sắp tới nếu muốn bắt kịp những nền kinh tế như Đài Loan, Hàn Quốc. Ngược lại Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình như một số quốc gia từng gặp phải.

Chính phủ CSVN Việt Nam đã ban hành Nghị định 19 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Theo đánh giá của chuyên gia quốc tế, Việt Nam lãng phí hàng tỷ USD mỗi năm do các thủ tục rườm rà mất thời gian liên quan  đến xuất nhập khẩu, hoặc khai đóng các loại thuế của doanh nghiệp.

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here