Khai phá văn minh là nhiệm vụ của tầng lớp trí thức

Yukichi Fukuzawa - chungta.com

- Quảng Cáo -

Văn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa – giai cấp trung lưu – có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện. Có như vậy mới mong thành công.

Lịch sử của các quốc gia Tây Âu cho thấy sự phát triển công thương nghiệp ở các nước này không phải do chính phủ tạo ra. Mà tất cả đều là thành quả được sinh ra từ sự lao tâm khổ tứ, từ quá trình lao động trí óc cật lực, từ quá trình nghiên cứu tìm tòi đầy gian nan vất vả của các học giả thuộc giai cấp trung lưu.

Đầu máy hơi nước là phát minh của Watt. Đường sắt là thành quả công phu của Stevenson. Người nghiên cứu và tìm ra nguyên lý kinh tế là Adam Smith. Họ đều thuộc tầng lớp giữa, không phải bộ trưởng trong nội các chính phủ và cũng không phải là công nhân trực tiếp sản xuất. Họ thuộc giai cấp trung lưu, có tri thức, tìm tòi nghiên cứu, nhờ đó mà làm thay đổi bộ mặt xã hội.

Khai phá văn minh là công việc của khu vực tư nhân, bảo hộ là công việc của chính phủ. Có như thế thì mọi người dân mới không dửng dưng, mới tự hào “công cuộc văn minh hoá” là công cuộc của chính họ, chứ không phải là vật sở hữu riêng của chính phủ.

Để mọi cá nhân có thể nghiên cứu, phát minh và ứng dụng kết quả rộng rãi trong xã hội, giúp ích cho cuộc sống thì cần phải tổ chức các công ty, phải khởi nghiệp trong khu vực tư nhân. Bảo hộ và tạo mọi điều kiện cho các công ty tư nhân phát triển là nhiệm vụ và trách nhiệm của chính phủ. Khai phá văn minh là công việc của khu vực tư nhân, bảo hộ là công việc của chính phủ. Có như thế thì mọi người dân mới không dửng dưng, mới tự hào “công cuộc văn minh hoá” là công cuộc của chính họ, chứ không phải là vật sở hữu riêng của chính phủ. Có như thế thì nhân dân mới vui sướng đồng cảm với mọi phát minh sáng chế trên đất nước mình và càng muốn đồng lòng hợp sức sao cho mình không thua kém phương Tây. Chỉ có như vậy văn minh mới làm tăng chí khí của dân, mới trở thành sức mạnh hậu thuẫn cho nền độc lập của đất nước.

- Quảng Cáo -

Thử nhìn vào công cuộc văn minh đang diễn ra trên đất nước ta mà xem, tôi chỉ có thể nói rằng chúng ta đang làm ngược với quy luật.

Bìa sách "Khuyến học"
Bìa sách “Khuyến học” của Yukichi Fukuzawa, bản dịch tiếng Anh

Ở nước Nhật chúng ta hiện nay, người chủ trương thúc đẩy văn minh, gìn giữ độc lập trước áp lực phương Tây là những người thuộc tầng lớp giữa trong xã hội, là các nhà trí thức và đơn độc chỉ có họ. Nhưng số đó cũng chỉ là thiểu số ít ỏi. Còn đa phần các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tư cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào theo chiều ấy. Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng “quan chức”, sa vào các chức vụ quản lý vặt vãnh, tiêu phí thời gian bằng những việc vô bổ, xa rời công việc nghiên cứu, học thuật. Họ thoả mãn với quyền cao bổng hậu. Tệ hại hơn nữa, họ lại tự cao tự đại: “Uyên bác như chúng tôi đã tập trung hết trong hàng ngũ chính quyền rồi, trong xã hội đâu còn ai?”.

Tôi buộc phải nói rằng những ngươi trí thức như vậy là nỗi bất hạnh cho công cuộc văn minh đất nước. Lẽ ra phải đảm nhiệm vai trò mở mang, nuôi dưỡng văn minh với tư cách của người trí thức, thì họ lại vùi đầu vào việc kiếm lợi cho bản thân, họ chẳng bận tâm đến sự thoái hoá của tinh thần học vấn trong xã hội, đất nước ra sao họ cũng mặc. Như thế mà vẫn tự cho mình là trí thức được sao?

Đó là một thực tế đáng hổ thẹn.

May sao, trường tư thục Keio của chúng ta không có ai chạy theo trào lưu đang thịnh hành nói trên. Kể từ khi sáng lập, dù đơn độc nhưng trường chúng ta chưa bao giờ đánh mất niềm tự hào, dù phải “đơn thương độc mã” trong xã hội hiện tại, chúng ta đã, đang và vẫn tiếp tục vun xới, nuôi dưỡng tinh thần độc lập. Chúng ta chỉ có một mục đích gánh vai nâng đỡ tinh thần độc lập trong nhân dân.

Chúng ta lẻ loi, đang đứng mũi chịu sào trong cơn cuồng phong, trong dòng nước chảy xiết, chúng ta đang phải gồng mình chống chọi với cả một trào lưu đang làm thoái hoá xã hội. Nhiệm vụ của chúng ta thật khó khăn. Nhưng chính lúc này đòi hỏi chúng ta phải có lòng quả cảm và tinh thần cương quyết.

Dũng khí của con người không sinh ra từ sách vở.

Đọc sách là phương tiện nâng cao học vấn.

Học vấn là phương pháp tiến tới thực tiễn. Chính kinh nghiệm, sự từng trải sản sinh ra lòng quả cảm.

Hội Keio chúng ta, bất chấp khó khăn, bất chấp gian khổ, nguyện đem hết tri thức kiến thức có được, xây đắp con đường phát triển văn minh. Để đi tới đó, chúng ta không phân biệt, không từ nan bất kỳ lĩnh vực nào, ngành học nào. Chúng ta làm thương nghiệp, chúng ta tranh luận luật pháp, chấn hưng công nghiệp, khuyến nông, viết sách, dịch sách, phát hành báo, tất cả những gì liên quan tới văn minh.

Mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về vai trò, sự đóng góp của bản thân, phải đi tiên phong trong nhân dân. Chúng ta cùng hợp tác với chính phủ.

Sức dân và sức chính quyền có cân bằng thì tiềm lực quốc gia mới gia tăng, nền móng độc lập của quốc gia mới vững chắc, có như vậy nước ta mới mong được bình đẳng với phương Tây.

Tôi tin rằng, vài mươi năm sau, cũng trong một dịp đón mừng năm mới, khi nhắc tới buổi sum họp hôm nay, chúng ta chắc sẽ cùng nói với nhau rằng: “Mới chỉ có nền độc lập mong manh như hồi đó mà chúng ta sung sướng đến vậy. Bây giờ đã sánh vai bình đẳng thực sự với phương Tây như thế này thì còn sung sướng đến nhường nào?”. Như thế mới là niềm vui thực sự phải không các bạn

Tôi muốn nói với các bạn truớc khi cho phép tôi kết thúc.

Các bạn sinh viên. Các bạn hãy tự quyết định tương lai, chí hướng của chính mình theo mục đích của trường tư thục chúng ta ngay từ hôm nay, ngày đón năm mới này.

Tháng giêng năm Minh Trị thứ bẩy (tức năm 1874)

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

  1. GÓP Ý:
    Con nguời sinh ra không ai giống ai. Truyền thống, giòng giống, hoàn cảnh, môi truờng sinh sống là
    những nhân tố quyết định sư khác biệt giữa con nguòi với con nguời. Có nguời cham^ tri’ ,nguời nghèo.Có nguời thông minh . Thông minh như Einstein khám phá ra lý thuyêt tuong đôi mà hon trăm năm sau nhân loại mới minh chứng là chân lý. Thông minh như Jefferson khám phá ra muc đích của con nguời mưu cầu,là tìm hạnh phúc cho chính mình mà hon hai thế ky sau có kẻ “làm cách mạng” như HCM học đòi để lừa bịp đồng bào mình ngay trong bả Tuyên ngôn Độc lập .Chính vì sự khác biệt nhau đó mà con nguời khi sống gần gũi, cọ xát cư xử trong xả hội cần phân định ranh giới quyền hạn của nhau trong cư xử, tuơng kính, thông cảm, tha thứ(khác với dung túng) để cùng nhau huởng hạnh phúc tối đa.

    Trong gia đình , cha mẹ dạy dỗ , dẫn dắt con cái lúc thơ ngây. Nhưng khi cha mẹ già yếu con cái truởng thành huớng dẫn lại cha mẹ. Biết nhiều ,trách nhiệm nhiều là thế.Xã hội nào,đất nuớc nào cũng vậy, việc đi lên hay đi xuống đều do tầng lớp trí thức, lớp nguời hiễu biết ,nhạy bén thấy xa, nhìn rộng ,thấy truớc ,biết truớc để tiên liệu . Nguời dân nghèo khổ thuờng
    iphần lớn ít khi màng tới mất nức , mất chế độ. Tầng lớp trí thức mới thấy, mới bức xúc…Hãy nhìn lịch sử cận đai s e~ thay’,HCM cố và tay chân VNG , PV Dồng, Lê Duẫn, Lê Đức Thọ cố ý vẽ vời minh như thuộc giai cấp công nôngnghèo khổ . Sự thưc lịch sử cho thấy tất cã đều xuất thân từ những gia đình khoa bản giàu có.

    Năm 1977, có lần hỏi một giáo viên già m iền quê Nhật :” Cái gì làm nên nuớc Nhât ngày nay ? Không do dư, câu trả lời là: “Biết điều(công lý).”“Lớn làm guơng cho nhỏ, nhỏ nghe theo lời lớn.”
    Ngày Nhật đầu hàng, tuởng bị bốc lột , nộ lệ nhưng nguơc lại vì thấy nguòi Mỹ văn minh , nhân ái toàn dân Nhật hết lòng hợp tác… và giác ngộ ra đều này :
    1.“ Nhật thua vì đã kiêu ngạo”(lời Nhât hoàng).
    2. Nhật lầm đuờng.(Đuờng lối cộng tác Tây phuơng nhất quán của Nhật từ sau thế chiến II)
    3. Câu chuyện của em bé Nhật trong hàng duới trời lạnh cóng đã tư động mang áo ấm (cho từ tay một cảnh sát gốc Việt ) lên nhập vào đống hàng từ thiện đủ nói lên lòng tin tuởng vào của em đối với cư xử cộng đồng và nhà nứớc.

    CSVN đã ngộ ra điều này chưa ? KIÊU NGẠO & LA^M ̀ ĐUỜNG
    Lớp Trí thức VN đầu thế kỹ 20 đã mù quáng (đi theo HCM) , đã hèn nhát (bi lừa gạt đến khi
    nhận ra chĩ biết câm mồm… mà không dám báo đông cho toàn dân và các thế hê con cháu đời sau biết.)
    Vài ý này là nhằm mong góp với đảng Việt Tân : Nhân cách của từng
    lảnh đạo ,từng đảng viên quan trọng hơn thành tích từng nguời , hơn thành quả của Đảng.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here