Biển Đông sẽ là chiến trường tương lai

Robert D. Kaplan - Business Insider

80% dầu nhập cảng từ Trung Đông của Nhật và 39% của Trung Quốc đi ngang qua Ấn Độ Dương. Các công ty Trung Quốc cũng có hàng tỉ đô la đầu tư trong vùng Đông Phi Châu, tập trung chính yếu vào lãnh vực dầu hỏa và khí đốt, đường rầy xe lửa và đường xá, và các vùng hầm mỏ khác.
- Quảng Cáo -

Bài sau đây được trích dẫn từ quyển sách “Vạc Dầu của Á Châu: Biển Đông và Một Thái Bình Dương Ổn Định Không Còn Nữa” (“Asia’s Cauldron: The South China Sea and The End of A Stable Pacific”). Tác giả Robert D. Kaplan, trưởng ban phân tích về địa chính trị của Stratfor và cựu thành viên của Ủy Ban Chính Sách Quốc Phòng của Lầu Năm Góc giải thích tại sao địa dư đặc thù của vùng Biển Đông dễ xảy ra gây hấn.

Biển Đông là cái yết hầu của vùng Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương – nơi tụ hội các tuyến đường giao thương trên mặt biển và là mạch máu của kinh tế toàn cầu.

Đây là trọng tâm của vùng đất ven biển của Âu-Á mà tàu bè di chuyển qua lại với các eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar.

Hơn phân nửa trọng lượng tàu hàng của thế giới hàng năm đi qua các nút nghẽn này, và chiếm một phần ba lưu lượng giao thương đường biển trên toàn thế giới.

- Quảng Cáo -

Lượng dầu hỏa chuyển vận ngang qua eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương đến Đông Á đi ngang qua Biển Đông, gấp ba lần lượng dầu đi qua Kênh Đào Suez và gấp 15 lần lượng dầu đi qua Kênh Đào Panama.

Năm quốc gia khác nhau kiểm soát các vùng đất đai trong quần đảo Trường Sa, trong khi chỉ có một nước khác nhau kiểm soát các đảo Kuril, đá Liancourt, đảo Senkaku, và quần đảo Hoàng Sa.
Năm quốc gia khác nhau kiểm soát các vùng đất đai trong quần đảo Trường Sa, trong khi chỉ có một quốc gia kiểm soát các đảo Kuril, đá Liancourt, đảo Senkaku, và quần đảo Hoàng Sa.

Khoảng hai phần ba nguồn năng lượng của Nam Hà, gần 60% của Nhật và Đài Loan, và 80% dầu thô nhập khẩu vào Trung Quốc đi ngang qua Biển Đông. Trong vùng vịnh Persian chỉ có năng lượng được vận chuyển, trong khi tại Biển Đông vừa có năng lượng, vật liệu thô và hàng sản xuất được vận chuyển.

Bênh cạnh yếu tố địa dư trung tâm, Biển Đông còn có nguồn dự trữ dầu khoảng 7 tỉ thùng và ước lượng khoảng 25 ngàn tỉ thước khối của khí đốt.

Nếu các tính toán của Trung Quốc là chính xác thì Biển Đông cung cấp 130 tỉ thùng dầu (có sự hoài nghi về con số ước lượng này), thì Biển Đông có nhiều dầu hơn tất cả nơi nào trên quả địa cầu, ngoại trừ Á-rập Saudi. Một số nhà quan sát Trung Quốc gọi Biển Đông là “Vùng Vịnh Persian thứ nhì”.

Nếu quả thật có rất nhiều dầu tại Biển Đông thì Trung Quốc sẽ phần nào đó làm nhẹ bớt cái gọi là “nỗi khó xử Malacca” – ý nói đến việc phụ thuộc vào eo biển Malacca chật hẹp và nguy hiểm cho phần lớn nguồn năng lượng đến từ Trung Đông.

Biển Đông là nơi diễn ra tranh chấp về "Vùng Đặc Quyền Kinh Tế" giữa các nước láng giềng.
Biển Đông là nơi diễn ra tranh chấp về “Vùng Đặc Quyền Kinh Tế” giữa các nước láng giềng.

Và Công Ty Dầu Ngoài Khơi Trung Quốc đã đầu tư 20 tỉ đô la khi tin rằng quả thật có số lượng dầu lớn như thế tại Biển Đông. Trung Quốc rất cần nguồn năng lượng mới. Lượng dự trữ dầu của Trung Quốc chỉ chiếm 1.1% của cả thế giới, trong khi họ tiêu thụ hơn 10% lượng dầu thế giới sản xuất ra và hơn 20% năng lượng tiêu thụ toàn cầu.

Không phải chỉ có yếu tố địa điểm và dầu dự trữ hứa hẹn cho Biển Đông tầm quan trọng địa chiến lược thiết yếu, mà còn vì các tranh chấp quanh vùng biển này, nơi có hơn hai trăm hòn đảo nhỏ, đá, và bãi đá san hô, chỉ có khoảng hơn ba chục là nhô lên trên mặt nước thường trực.

Vậy mà những mảnh đất tí teo này rất có giá vì dầu và khí đốt có thể có bên dưới.

Brunei tuyên bố chủ quyền trên bãi đá phía nam của Trường Sa. Mã Lai tuyên bố chủ quyền trên ba đảo. Phi Luật Tân tuyên bố chủ quyền trên tám đảo và một phần lớn vùng biển. Việt Nam, Đài Loan và Trung Quốc mỗi bên tuyên bố chủ quyền phần lớn của Biển Đông, cũng như tất cả các đảo tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trường Sa, 15 Tháng Mười Một, 2014.
Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trường Sa, 15 Tháng Mười Một, 2014.

Vào giữa năm 2010 thiên hạ xôn xao khi nghe nói Trung Quốc gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi.” Cuối cùng thì các viên chức Trung Quốc không có tuyên bố như thế. Nhưng cũng chẳng gì thay đổi, vì bản đồ Trung Quốc vẫn nhất quán.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên vùng được gọi là đường lịch sử, ôm trọn Biển Đông, thường được gọi là đường lưỡi bò – bao bọc lấy tất cả các đảo đi từ đảo Hải Nam xuống phía nam gần tới Singapore và Mã Lai.

Kết quả là tất cả các nước ven biển ít nhiều gì chung lưng đối nghịch với Trung Quốc, và dựa vào Hoa Kỳ để có thể chống chọi ngoại giao và quân sự.

Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trường Sa, 15 Tháng Mười Một, 2014.
Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Trường Sa, 15 Tháng Mười Một, 2014.

Lấy thí dụ, Việt Nam và Mã Lai tìm cách chia nhau các nguồn tài nguyên đáy biển, dưới đất của phía nam Biển Đông giữa đất liền Đông Nam Á và mé đảo Borneo thuộc về Mã Lai: điều này khiến cho Trung Quốc có phản ứng ngoại giao giận dữ. Những tranh chấp này sẽ có xác suất trở nên gay gắt hơn khi mức tiêu thụ năng lượng tại các quốc gia Châu Á đang phát triển sẽ tăng gấp bội đến năm 2030, với Trung Quốc chiếm phân nửa mức tăng trưởng đó.

Geoffrey Till, một chuyên gia người Anh về hải quân từng viết, “Thật là một nghịch lý, nếu thời hậu hiện đại bị chi phối bởi toàn cầu hoá, thì tất cả những gì hỗ trợ cho toàn cầu hóa, như tuyến đường giao thương và nguồn năng lượng dự trữ trở nên đầy cạnh tranh.

Trung Quốc và ASEAN (Đông Nam Á), Trung Quốc và Nhật Bản, và Nhật Bản và ASEAN có quan hệ giao thương tốt, nhất là giữa Trung Quốc và ASEAN rất mạnh.
Trung Quốc và ASEAN (Đông Nam Á), Trung Quốc và Nhật Bản, và Nhật Bản và ASEAN có quan hệ giao thương tốt, nhất là giữa Trung Quốc và ASEAN rất mạnh.

Khi nói đến tuyến đường giao thương, 90% của tất cả hàng hóa thương mại đi từ lục địa này sang nơi khác là qua đường biển.

Nhận thức dâng cao về đường biển này xảy ra khi mà có một số quốc gia độc lập tương đối mới trong vùng Đông Nam Á, và chỉ mới có được phương tiện hải quân để phô trương sức mạnh trên biển, ra tuyên bố giành chủ quyền lãnh thổ mà trước đây vào thời Đế Quốc Anh không là vấn đề, bởi vì lúc đó Anh là bá chủ toàn cầu và nhấn mạnh việc giao dịch tự do và tự do hải hành.

Lối phô trương sức mạnh này diễn ra theo hình thức đụng đầu “quen thuộc” giữa các tàu chiến, tạo ra nguy cơ xung đột vũ trang.

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

  1. Là tài sản của quốc gia Việt Nam đấy thưa các vị…Nếu các vị không sáng suốt để giữ tài sản quốc gia thì k những biếu k cho cẩu tặc mà nhân dân còn bị làm nô lệ nữa trong số đó sẽ có cả các thế hệ con cháu của các vị chứ k riêng gì dân đen Vn đâu ạ

  2. Việt nam mình đâu cần mấx thứ dầu quỷ đó làm j,mình ở thiên đường mà,thôi cho nó đi

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here