2017 Việt Nam không còn hưởng nguồn vốn ODA từ World Bank

Việt Nam không còn được vay vốn ODA
- Quảng Cáo -

HÀ NỘI (CTM Media) – Việt Nam đang phải lo giải quyết vấn đề tài chánh đối ngoại và ngân sách quốc gia ngày càng khó khăn hiện nay. Một trong vấn đề trước mắt trong vài năm tới là dự kiến đến tháng 7 năm 2017 Ngân hàng Thế giới (World Bank) sẽ chấm dứt nguồn vay vốn ODA với Việt Nam, và phải chuyển sang sử dụng nguồn vay ưu đãi, tiến tới vay theo điều kiện thị trường thương mại như các nước khác. Khi đó, nguồn vốn ODA đã vay phải rút ngắn thời gian trả nợ từ 30-40 năm xuống còn 15-20 năm, hoặc tăng lãi suất lên 2% – 3,5%, thay vì mức trước đây là dưới 1%/ năm.

Nguồn vay ODA (Official Development Assistance – hỗ trợ phát triển chính thức) có thể xem như khoản viện trợ hay các khoản cho vay không tính lãi hoặc tính lãi thấp với thời gian vay dài nhằm trợ giúp để một quốc gia phát triển và nâng cao phúc lợi ở quốc gia nào đó. Từ năm 2010, Việt Nam đã được xếp vào nước có thu nhập trung bình, nên mức ưu đãi của các khoản cho vay của các đối tác phát triển dành cho Việt Nam đã giảm. Giai đoạn trước năm 2010, thời hạn vay bình quân khoảng từ 30-40 năm, với chi phí vay chỉ khoảng 0.7-0.8%/năm, bao gồm thời gian ân hạn. Giai đoạn từ năm 2011-2015, thời hạn vay bình quân chỉ còn từ 10-25 năm, với chi phí vay khoảng 2%/năm.

Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, thuộc Bộ Tài chính, trong cuộc họp báo liên quan đến chính sách cho vay lại vốn ODA diễn ra sáng nay, 22 tháng Ba, cho biết trong giai đoạn 10 năm, 2005 – 2015, tổng số vốn ODA, vay ưu đãi được ký kết khoảng 45 tỉ USD. Trong đó, 1/3 cho ngân sách trung ương để cấp phát cho các chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của Ngân sách trung ương; 1/3 dành cho các chương trình, dự án của địa phương, và chỉ có 1/3 để cho vay lại các dự án trọng điểm của nhà nước thu lợi.

Theo ông Long, cơ chế sử dụng vốn ODA chủ yếu dựa vào cấp phát đang đặt ra nhiều hạn chế. Theo đó, như nhiều người đã biết, một loạt dự án dàn trải, tình trạng chậm tiến độ, đội vốn diễn ra rất phổ biến trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, chính vì Trung ương cấp phát vốn nên trong thời gian dài nên, nhiều địa phương đã ỷ lại, sử dụng vốn kém hiệu quả, trong khi trung ương phải chịu toàn bộ rủi ro. Với thực trạng trên, theo ông Long, nay sẽ phải chuyển sang cơ chế cho chính quyền vay lại chứ không cấp phát, cho không như lâu nay nữa.

- Quảng Cáo -

Hiện tại, Bộ Tài chính và các bộ ngành liên quan đang tiến hành làm việc với World Bank và các tổ chức khác để đàm phán lộ trình và phương án trả nợ nhằm hạn chế tối đa tác động lên ngân sách nhà nước qua việc trả nợ nhanh, tăng gấp đôi thời gian và chi phí trong thời gian tới.

- Quảng Cáo -

ĐÃ CÓ 1 GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here