Sinh viên luật, bà con Bản Lầu và ông Chánh án vi hiến

Anh Văn - VNTB

- Quảng Cáo -
Anh Văn (VNTB): Điều mà một sinh viên Việt Nam cần nhất là gì? Đó phải chăng là sự im lặng mà chính quyền đang cần? Nhưng nếu họ lên tiếng? Đó là những con người dũng cảm trong một xã hội nhút nhát. 

***

 Chánh án lạm quyền và vi hiến
Mạng xã hội Facebook chia sẻ bài viết của Trương Thị Hà – một sinh viên của trường ĐH Luật Hà Nội. Trong chia sẻ của mình, Hà cho biết các bất cập ngay trong quá trình học và được thực hành trong trường. Khi các giảng viên trường Luật đề cập đến “nguyên tắc Tòa án xét xử công khai” nhưng thực tế, thì nguyên tắc này trong nhiều trường hợp đã không được Tòa án nhân dân Hà Nội áp dụng, thậm chí đối với Luật sư, nhà báo, sinh viên, lẫn đương sự của phiên xử án. Chính vì điều này, Hà đã lên tiếng khi ngày 31/03/2016, cô đã gửi Thư yêu cầu đến Tòa án Nhân dân Hà Nội đề nghị “chấm dứt ngăn cản người dân dự các phiên tòa công khai”, tuy nhiên đến nay, điều mà Trương Thị Hà nhận được chỉ là sự im lặng của ông Chánh án và những lần được thầy cô giáo trường ĐH Luật Hà Nội mời lên làm việc, áp đặt câu hỏi: Thế em đã biết em làm sai chưa?
Vậy là ông Chánh án dù vi hiến nhưng vì có quyền lực, ông tác động đến ĐH Luật Hà Nội để “xử ép” sinh viên; còn cô sinh viên đòi hỏi sự công bình và nguyên tắc thực thi theo pháp luật thì lại trở thành một người sai phạm. Thậm chí, còn bị tước đoạt cả quyền thực tập tại một văn phòng luật sư ở Hà Nội.
Sinh viên Luật này nhắc đến một chân lý dường như được xem là mặc định trong cách ứng xử công quyền tại Việt Nam: bị Nhà trường nhắc nhở, tức việc họ làm là sai.
Một xã hội nhút nhát và im lặng
Xã hội Việt Nam được thâu tóm bằng quyền lợi nhóm và sự sợ hãi của cộng đồng người. Dường như sự sợ hãi đến nhút nhát nó càng được biểu lộ rõ nét hơn ở nhóm người công quyền. Tôi tìm thấy “Sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu” của ĐH Luật Hà Nội, khi trường này khẳng định rằng, nó sẽ cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước […] tham gia tích cực công tác xây dựng pháp luật và chính sách, phản biện xã hội. Nhưng liệu rằng, với cách hành xử với một sinh viên dám nói thẳng, nói thật nêu trên thì trường này sẽ thực sự đã làm được như vậy? Hay nó là chiều hướng đi ngược lại hoàn toàn, bênh vực quyền lực, phản bội công lý, ve vuốt đầy sợ hãi trước ông Chánh án.
Nhưng ông Chánh án hay những giáo viên trường ĐH Luật Hà Nội tìm cách “o ép” sinh viên Trương Thị Hà nhận sai chỉ là mắc xích nhỏ trong tổng thể cái gọi là nhà nước pháp quyền XHCN. Nơi luật pháp được ghi thành văn trở thành một trò hề về mặt thực tế. Nơi có cái gọi là “quyền lực thắng pháp luật” và “hiến pháp xếp sau cương lĩnh”. Do đó, cả ông Chánh án lẫn giảng viên trường ĐH Luật Hà Nội chỉ là nhóm người vừa là thủ phạm tiếp tay cho sự “bề trên pháp luật”, vừa là nạn nhân của bề trên pháp luật.
Ngày 21/03, báo Tuổi Trẻ có đăng tải bài viết: “Dân chủ trong trường học: Im lặng là vàng”, trong đó có đề cập đến việc, “những người dám lên tiếng, thường xuyên đóng góp ý kiến, mạnh dạn đấu tranh trở thành “hiện tượng lạ”, cá biệt trong nhà trường, rồi bị tập thể tẩy chay, xa lánh.” Chính là bởi, “Người ta dễ dàng miễn cưỡng chấp nhận một mệnh lệnh, một kế hoạch không hợp lý từ lãnh đạo; nhưng lại khó chịu ra mặt khi người khác đứng dậy đấu tranh, làm “rắc rối, phức tạp thêm tình hình”; hoặc bĩu môi, chép miệng đánh giá người khác “có ý đồ gì đó”, “tính toán thiệt hơn”… khi có tiếng nói khác hẳn số đông còn lại.”
Nó có khác gì với cách mà giảng viên ĐH Luật Hà Nội đối xử với sinh viên; nó có khác gì cách mà Chánh án áp đặt với ĐH Luật Hà Nội; và nó có khác gì với việc ĐCSVN áp đặt cho dân tộc này, quốc gia này?
Một xã hội nhút nhát, bởi chính từ thực trạng “dân chủ là im lặng” nêu trên.
Những con người dũng cảm
Sinh viên Trương Thị Hà có thể tự hào vì mình đã lên tiếng, ít nhất là nó không đi ngược lại với lương tâm và đạo đức của một người học Luật.
Có nhiều những sinh viên đã và đang như thế, cách mà sinh viên Hà dũng cảm phê phán cái sai trong xã hội cũng là cách mà sinh viên Luật Phạm Lê Vương Các từng đứng lên chỉ ra; là Nhã Thuyên với luận văn thạc sĩ đầy táo bạo của mình,… Từng con người dũng cảm, sau đó bị trù dập, nhưng tin rằng, họ đã tự viết lên cuộc đời mình một điều mà không phải ai trong số 90 triệu dân này cũng có thể làm. Đó là: nói lên sự thật, viết lên sự thật trong một xã hội đã ưa quen sự dối trá.
Trong một thông tin có liên quan, kênh truyền hình VTV24 đã có một tin tức ngắn, theo đó cho biết, hàng trăm tấn dứa thối không rõ nguyên nhân đang diễn ra ở xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai), khi đơn vị nhà máy luyện kim màu Tứ Đình đề nghị thu mua với giá 3.500 đồng/kg để nghiên cứu (trong khi giá dứa ngon trên thị trường chỉ có gia 4.500 đồng/kg), nhưng đáp lại, bà con lại không bán, vì “không biết họ mang đi làm gì”; “ăn vào độc hại thì ảnh hưởng đến người xung quanh”.
Việt Nam sẽ như thế nào trong tương lai? Thực tế, nó sẽ không bao giờ đến từ những lời hoa mĩ trong Hiến pháp, hay cái gọi là “sứ mạng, tầm nhìn”, mà đến từ những sự dũng cảm, sự thật thà chống lại cái xấu rất nhỏ trong xã hội này, từ sinh viên Trương Thị Hà cho đến bà con trồng dứa xã Bản Lầu.
Họ – những con người dũng cảm – sẽ viết nên tương lai của Việt Nam, bởi đó là biểu hiện của một cuộc đời trung thực và không một vết nhơ của con người, và sự dung cảm trên cơ sở lương tâm ấy không kém phần oai hùng bất kỳ một cuộc chiến nào khác.
Anh Văn
Nguồn: VNTB

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Thag tau cong cug cap tien cho viet tan de kich dong chog pha dag, nha nuoc. Con thag viet tan cho may con cho may dong tien le kich dog phan dong, con may con cho chug may an theo eo biet kit gi tiep tay cho viet tan ban nuoc. Dat VN that nhuc nha khi co nhug cog dan nhu chug ma, og ba to tien chug may chac chet cug ko nham mat suy nghi dau dau khi sjh ra nhug thag nghiep chuong nhu chug may va hoi hoi vi ko bop chet chug may khi moi sjh. Tao toi nghiep cho lu cho chuc may bi loi dug cug eo biet. Dug la ngu

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here