Cáp treo Hang Én: Sự phá hoại của người cộng sản!

Ngô Đồng - Web Việt Tân

Ảnh: Internet
- Quảng Cáo -

Theo cổng thông tin tỉnh Quảng Bình, chiều 25 tháng 8, trong phiên làm việc với lãnh đạo tỉnh này, ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CSVN đã cho phép tỉnh này xây dựng khu du lịch Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với đường cáp treo dài 5,2 km đến hang Én, một hang động lớn thứ ba thế giới.

Sự kiên nói trên đã dấy lên làn sóng chống đối trên mạng xã hội và những nhà hoạt động môi trường. Đa số dư luận đã cho rằng quyết định nói trên sẽ có những tác động bất lợi đối với môi trường tự nhiên của vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, trong khi đó phía chính quyền Quảng Bình chỉ nghĩ đến nguồn thu cho ngân sách.

Khu vực Phong Nha – Kẻ Bàng có rất nhiều hang động nổi tiếng. Trong đó, Hang Én cách hang Sơn Đoòng khoảng 5 cây số. Hang có chiều dài 1.645m, nhiều nơi trong hang rộng đến hơn 170m, nơi cao nhất là 120m. Hang Én có nhiều cảnh quan đẹp như sông, suối trong hang. Đồng thời, do có cấu trúc đá vôi và hình thành canxit cực hiếm, một số loại thạch nhũ chỉ có thể tìm thấy ở Việt Nam, nên các hang động tại đây cũng có giá trị địa chất khổng lồ.

Trên thế giới có nhiều hang động nổi tiếng được phát hiện và khai thác cho mục đích du lịch. Như hang Ingleborough (Anh), hang Onondaga (Mỹ), hang Harrisons (Barbados), Carlsbad Caverns là một nhóm các hang động (Mexico), hang Deer ở Vườn quốc gia Gulung Mulu (Malaysia)… Tựu trung, cách thức khai thác các hang động nổi tiếng đều tuân thủ nguyên tắc: Hạn chế tối đa tác động đến cảnh quan tự nhiên; tôn trọng và giữ gìn giá trị tự nhiên độc đáo trong hang động – những thứ mà phải hàng trăm năm, thậm chí cả triệu năm thiên nhiên mới tạo được; các hoạt động du lịch phải tổ chức hài hòa với tự nhiên; hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Hang Én. Ảnh: Carsten Peter/ National Geographic Stock/ Caters News.
- Quảng Cáo -

Tuy nhiên, vấn đề tổ chức và quản lý du lịch của Việt Nam hoàn toàn không theo đẳng cấp quốc tế. Theo một số nhà hoạt động môi trường thì việc cấp phép xây dựng một cách vô tội vạ là chuyện thường ngày đang diễn ra tại khắp các địa danh di sản văn hóa trên cả nước.

Những công trình quy mô hiện đại đã và đang làm chao đảo cuộc sống và sinh kế của hàng triệu người chỉ là mảnh ghép nhỏ trong bức tranh toàn cảnh nhuốm màu vật chất của ngành du lịch Việt Nam. Chắc hẳn nhiều người chưa quên thảm kịch Hạ Long: đưa ca nhạc vào trong hang, đốt nến và làm nhiều trò trong đó. Các quan chức còn cho phá cảnh quan Đồi Vọng Cảnh ở Huế để xây khách sạn, rồi chuyện xây dựng cáp treo tàn phá đỉnh núi cao nhất Việt Nam Fansipan, hay mới đây là xây dựng hàng loạt biệt thự trên bán đảo Sơn Trà gây phẫn nộ lớn trong dư luận.

Đối với vấn đề Hang Én, mọi thứ dường như không đơn giản chỉ là một đường cáp treo. Kèm theo đó sẽ là việc giải quyết dịch vụ cho hàng chục ngàn người đổ về đây, hàng loạt nhà vệ sinh bắt buộc phải làm ngay cạnh hang động kỳ vĩ, hoang sơ bậc nhất thế giới. Kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường và hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.

Vẻ đẹp đặc thù của Phong Nha Kẻ Bàng chính là không gian hoang sơ, điển hình là thảm thực vật được hình thành qua nhiều năm với những cây cao 20- 30 mét, kèm theo tầng thảm mục dày vài mét. Hòa cùng với đó là rất nhiều loại động vật và côn trùng đặc hữu để tạo thành một hệ sinh thái đặc biệt. Nhưng, với việc xây dựng tuyến cáp treo đưa hàng chục ngàn người đến đây, hệ thống sinh thái đặc biệt như thế chắc chắn sẽ bị phá vỡ về các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ bầu khí quyển, hay sự rút lui của các sinh vật lạ không quen với con người.

Nghiêm trọng hơn, rất nhiều sự hình thành địa chất độc đáo từ hàng triệu năm qua có nguy cơ bị hư hại, phá hủy, hoặc thậm chí hoàn toàn biến mất. Lý do là với đặc tính giòn, dễ dập vỡ của đá vôi, lại trải qua lịch sử phát triển địa chất lâu dài dọc theo các đới đứt gãy địa chất, nên kết cấu của hang sẽ rất nhạy cảm với các chấn rung gây ra bởi các hoạt động công trình.

Việc xây dựng trực tiếp các tuyến cáp treo lên hang là vô cùng nguy hiểm cho chính các công trình này cũng như trần và vách hang. Bởi phần lớn cấu trúc trần hang đã suy yếu, và việc xây dựng bên trong hay xung quanh những đường đứt gãy có thể dẫn tới sụt hang bất kỳ lúc nào.

Những ảnh hưởng tiêu cực trên khiến nhiều chuyên gia lo ngại việc xây dựng cáp treo có thể làm cho địa danh Phong Nha – Kẻ Bàng không được UNESCO vinh danh về tiêu chí đa dạng sinh học. UNESCO rất khắt khe trước việc đưa những hoạt động du lịch thu hút đông du khách vào vùng trung tâm di sản. Bởi, tôn chỉ của những khu di sản thiên nhiên là bảo vệ nguyên trạng và hạn chế càng nhiều càng tốt các các công trình dân sinh cũng như sự tác động của con người.

Thậm chí, ngay với danh hiệu Di Sản Thế Giới từng nhận về, việc xây dựng tuyến cáp treo Phong Nha Kẻ Bàng cũng đặt ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn về khả năng bị đặt vào “danh sách đen”, thậm chí là tước bỏ danh hiệu. Đơn cử như Vịnh Hạ Long – một điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế, đã không dưới một lần bị UNESCO lưu ý bởi sự phát triển lộn xộn, thiếu quy hoach đã làm thay đổi môi trường, sinh thái và cảnh quan tại đây.

Môi trường, di sản văn hóa là nền tảng xác lập những giá trị tinh thần và đạo đức, là những giá trị đã được tạo dựng một cách vô hình và không thể tính toán bằng tiền. Nhưng chính phủ “kiến tạo’’ mà ông Phúc luôn rêu rao đã chọn lợi ích trước mắt về kinh tế mà quên đi giá trị bảo tồn và phát triển lâu dài. Giống như cái cách họ giải bài toán “cá và thép’’ khi thảm họa Formosa xảy ra hủy hoại môi trường của 4 tình miền Trung. Thực tế là sự hủy hoại về môi trường, mất mát về văn hóa cần phải có hàng thế kỷ mới bù đắp lại được, trong khi đó, nguồn lợi về kinh tế từ du lịch không thể nào so sánh được với những giá trị văn hóa và thiên nhiên đã bị mất đi.

Và cuộc chiến không cân sức giữa bảo tồn di sản và kinh doanh du lịch vẫn luôn tiếp diễn mà không báo trước hồi kết. Một bên là những nhóm lợi ích có sự hậu thuẫn của chính quyền, vẽ dự án để kiếm tiền chia chác. Còn bên kia là những người dân tay không tấc sắc đang nỗ lực bảo vệ những giá trị thiêng liêng đang dần mất đi vĩnh viễn bởi lòng tham và tính tắc trách của con người.

- Quảng Cáo -

29 CÁC GÓP Ý

    • Họ tham lắm, có nhiều tiền là mua chuộc được. Các anh thành đạt giàu có ở xứ người gom tiền về mua lại đất nước, họ bán nước cho mà làm chủ. Người làm chủ có quyền làm theo ý mình, ai tham gia nghe hay không là quyền của họ.

  1. Mình rất dị ứng với cáp treo. Điển hình là chùa Hương: Từ trên cáp treo nhìn xuống lều bạt như bãi rác, chùa chiền là nơi tôn nghiêm ở dưới nhìn qua kẽ chân, quá phản cảm! Đến với chùa Hương là để vãn cảnh, suối yến, chùa chiền, đường lên động quanh co phong cảnh hữu tình, chứ không phải đi cho nhanh “xong sớm về sớm”!

  2. Cs luôn chăm lo đời sống cho nhân dân xây dựng một nước việt nam hòa bình độc lập tự chủ chứ không như những lũ lưu vong chỉ biết chờ vào sự bố thí của ngoại bang kiếm miếng bơ thừa và sữa cặn

  3. Con bà chúng mày đâu có ở việt nam ngày nào đâu mà cái gì cũng đoạn mò thế các con. Nói không hề có kiểm chứng thông tin thì bịa đặt xuyên tạc. Nói kiểu một chiều. Chúng mày cứ thế bảo làm sao đến cứt cs nó cũng không muốn cho chúng mày ăn. Lũ chó muốn ăn cứt cs cũng không được thì nhục hơn cả chó.

  4. Mấy thằng chó Việt tân chuyên sủa bậy. Chúng luôn kích động và muốn đất nước này loạn lạc và bị ngoại bang giày xéo. Đồng bào ta ai thấy mấy con chó Việt tân chạy lung tung thì cùng nhau bắt nhốt nó lại kẻo nó cắn càn.

  5. Chấp gì bọn chó sủa dại chẳng làm được gì đâu , trước đây hàng triệu lính mỹ, ngụy hàn quốc , thái lan . .v v được mỹ trang bị trả tiền mà còn bỏ dép mà chạy bán sống bán chết ,huống hồ giờ mấy thằng lải nhải như chó nhai giẻ rách ấy thì làm được cái gi ?đồ ngậm cứt phun vào đít người

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here