‘Thế nước đang lên!’

- Quảng Cáo -
Hung Lee FB

Nhiều ngày bị lụt, cuộc sống của người dân nhiều xã của huyện Chương Mỹ vẫn xoay quanh chiếc thuyền.

Có anh bạn rủ sắp xếp thời gian, vài bữa nữa về miền Tây chơi. Tôi hỏi miền Tây mùa này có gì hay? Anh nói rằng miền Tây mùa nào cũng hay hết, cây trái quanh năm, không có loại này thì có loại khác, không có chỗ nọ thì có chỗ kia, một số loại đặc sản cũng vậy, đừng tính các loại quý hiếm quá mà thôi. Và người miền Tây vẫn còn khá nhiều người giữ được tánh tình hiền hậu, chơn chất, hiếu khách. Chỉ có sự đặc biệt mới đáng nói. Như sắp tới là mùa nước nổi.

Mùa nước nổi bắt đầu khoảng từ đầu tháng 7 tới cuối tháng 10 lịch Ta, tức khoảng đầu tháng 8 đến cuối tháng 11 lịch Dương.

Năm nào mùa nước nổi lớn dân mình khoái lắm. Dòng nước không chỉ mang phù sa màu mỡ mà còn đưa tôm cá nhiều theo về nữa. Bà con chuẩn bị sẵn sàng từ công cụ cho tới sức lực, chờ nước bắt đầu lên là ào vô đánh bắt liền. Một mùa bội thu thì cũng lên hương.

- Quảng Cáo -

Một ông bạn gật gù:

“Có lẽ vậy mà bà con trông ngóng con nước, canh con nước từ lúc thế nước đang lên, nó lên như thế nào là dự đoán được mùa đó, nó lên mạnh mẽ là ngon lành, cho nên mới có thành ngữ ‘thế nước đanh lên’ truyền tục.”

Một ông bạn nữa đồng tình:

“Cũng có lý há. Và một dạo, cách nay không lâu, nhớ có ông lãnh đạo cũng nói như vậy, đồng nghĩa nước ta bây giờ cũng bắt đầu ngon, tiếng nói có trọng lượng rồi hen.”

Ông bạn rủ tôi lắc đầu:

“Thôi đi, nhiều ông lãnh đạo nhà ta bây giờ như ở trên mây trên gió, được một lũ xu nịnh bơm lên tận mây xanh nên phát biểu trên gió trên mây. Rồi lũ xu nịnh báo chí phóng theo. Cùng sẵn cái máu tự hào nó như mầm móng, với bịnh thành tích nữa, cứ vậy mà trỗi dậy, cứ thế thổi phồng lên, y như những báo cáo năm nào cũng đạt thành tích tốt đẹp, năm sau cao hơn năm trước. Báo cáo láo cho sướng tai sướng miệng lẫn nhau. Dối lừa lẫn nhau thì không lý gì họ tha cho dân tình.

Thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Dân nghèo còn đầy rẫy. Người Việt mình ra nước ngoài bị khinh miệt, rẻ rúng thậm tệ. Thực sự, tôi muốn về coi có nước nổi hay không, bởi bây giờ chập chờn, năm có năm không, bà con nơm nớp lo âu, ca thán dữ lắm.

Nói ‘thế nước đang lên’ theo nghĩa đen thì đúng, bây giờ nước ngập cả nước.”

Phải. Tôi cũng thấy như vậy.

Chỉ cần một cơn mưa nhỏ thì hầu hết các thành phố đều ngập trong nước. Mưa lớn hoặc mưa liên miên, cộng với xả nước thủy điện nữa thì ôi thôi! dễ dàng thấy những dòng lũ hung hãn, và như một biển nước ở khắp nơi nơi, chúng gây ra không biết bao thảm cảnh. Xin sơ lược vài sự cố gần đây nhất.

Tại thành phố Cần Thơ, rạng sáng ngày 21/5, 5 căn nhà của bà con ở khu dân cư Thới Lợi, quận Ôn Môn đã bị dòng nước bào mòn làm đổ sụp xuống sông, hàng chục căn nhà cận kề bị ảnh hưởng.

Chỉ trong 3 ngày, 27-29/7, mưa lớn gây sạt lở đất đá, đã làm 95 căn nhà ở 2 huyện Đà Bắc và Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình bị sập.

Tối ngày 30/7 vừa qua, khoảng 19g30, 5 căn nhà từ 2-4 tầng ở phường Đồng Tiến, thành phố Hòa Bình đã sụp đổ xuống sông Đà. Đến trưa 31/7 đã sập thêm 4 căn, 10 căn sập một phần, và mười mấy căn có dấu hiệu nứt nẻ, sụt lún rất nguy hiểm.

Còn mấy ngày qua cho tới hiện tại vẫn còn, ngoại thành cùng với một vài nơi nội thành Hà nội chìm trong biển nước. Đã có cảnh báo hơn 14 ngàn hộ dân nằm trong vùng nguy hiểm, nếu đê có bề gì phải di dời khẩn cấp. Nhiều nơi bị cô lập. Di chuyển hầu như chỉ bằng xuồng, hoặc lội trong nước tới ngang bụng người lớn. Có những vùng trũng, nước ngập tới tận nóc nhà, hàng trăm hecta ruộng đồng của nông dân và nhiều trang trại chăn nuôi chìm ngập trong nước. Thiệt hại tính sao xuể.

Không trách được những đứa trẻ ngày nay ngêu ngao nhạc chế cho “thế nước đang lên”: “Mỗi năm đến hè mình đi… đóng bè…”

Còn có một cái “bè” lớn chở cả nước dập dềnh không biết trôi về đâu?!

Dân Oan (VNTB)

- Quảng Cáo -

7 CÁC GÓP Ý

  1. Đập thủy điện lợi bao nhiêu ai là người hưởng lợi hại bao nhiêu đem lên cân thử hay khi hại rồi nhân dân vang tay đóng góp buồn thay số phận dân thường

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here