Để lấy lại công bằng cho tất cả học sinh

- Quảng Cáo -

Thi tốt nghiệp đồng thời cũng là thi xét tuyển vào đại học nên em nầy được vào thì em khác bị loại ra.

Những học sinh gian lận điểm ở Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La… không phải chỉ gây mất công bằng với học sinh tại các địa phương đó mà gây mất công bằng với tất cả học sinh trên toàn quốc.

Phát hiện ra 330 trường hợp gian lận điểm của 114 thí sinh ở Hà Giang là loại ra 114 thí sinh gian lận trúng tuyển vào đại học để có 114 chỗ trống vào đại học cho các thí sinh thực học khác.

Tất cả phụ huynh và học sinh trên toàn quốc chắc chắn đã hiểu ra điều đó.

- Quảng Cáo -

Với thực trạng tổ chức và quản lý thi cử yếu kém như hiện nay của bộ giáo dục, chuyện gian lận thi cử chắc chắn không chỉ xảy ra ở Hà Giang mà xảy ra hầu hết các địa phương, vấn đề là nhiều hay ít mà thôi.

Để đòi lại công bằng, tất cả các em học sinh tham gia thi tốt nghiệp vừa rồi và cả những năm trước nên vào cuộc đấu tranh làm sáng tỏ việc chấm thi.

Không ai khác, chính các em biết được năng lực học tập thực sự của bạn mình. Các em dễ dàng nhận ra, bạn mình trong lớp học rất tệ mà thi tốt nghiệp đoạt điểm cao ngất. Khi phát hiện ra các trường hợp bất thường nầy, các em có quyền nghi vấn và đề đạt nghi vấn ấy lên các cơ quan chức năng.

Vụ gian lận động trời ở Hà Giang được phát hiện là do chính học sinh Hà Giang nghi ngờ về điểm thi cao bất thường của bạn học cùng lớp được nêu lên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy cũng biết chính xác học lực của học sinh mình nên không khó phát hiện ra các trường hợp nghi ngờ gian lận điểm. Vì sự công bằng chung, các thầy cô cần thiết phải nêu các trường hợp nghi ngờ cụ thể lên cơ quan chức năng.

Đây không phải là chuyện đấu tố mà là chuyện giúp phát hiện gian lận, là bổn phận của công dân, để lấy lại công bằng cho xã hội đồng thời góp phần đấu tranh làm trong sáng ngành giáo dục.

Bộ giáo dục nếu thực tâm muốn chống gian lận thi cử, muốn làm trong sạch đội ngũ, muốn chống tham ô thì nên phát động và khuyến khích toàn thể học sinh và thầy cô giáo tham gia việc phát hiện các trường hợp nghi ngờ gian lận điểm rồi cho phúc khảo lại tất cả các trường hợp bị nghi ngờ.

Bộ giáo dục không làm điều nầy thì đừng nên nói đến chuyện chống tệ nạn trong thi cử.

PS: Đây chỉ là giải pháp lấy lại công bằng tức thời cho các thí sinh xét tuyển vào đại học hiện nay. Còn muốn lấy lại công bằng lâu dài cho cả dân tộc thì phải cần một cuộc vận động khác.
Không làm được cuộc vận động nhỏ thì đừng nói đến cuộc vận động lớn

- Quảng Cáo -

11 CÁC GÓP Ý

  1. Thằng Bờm, chú Cuội … lòng thòng … sơn khê
    ***

    “Thằng Bờm, chú Cuội sơn khê
    Mùa thi Trung học …” diễn hề, cười no
    Chú Cuội đa cảm, hay lo
    Gốc đa ngồi mát, ấm o cả đời
    Phòng xa cho cả hậu thời
    Cháu con, thê tử ngời ngời vinh quang
    Thượng sách, lót điểm chạy bằng
    Cho bầy con cháu vào hàng “thủ khoa”
    Kế xưa, Cuội trót thò ra
    Bày trò đổi chác … ấm … a … thằng Bờm
    Thằng Bờm được dịp hàm ơn
    Quạt – mo – phù – thủy … dở dòm … ra tay
    Dựa vào đáp án “quét” ngay
    Điểm cao, bài đẹp … tỏ bày hồn nhiên
    Làm nên điều lạ, phép tiên
    Sơn khê đứng nhất trong miền “thủ khoa” …
    ***
    Ai hay đại họa: Cháy nhà
    Không lòi mặt Chuột, lòi ra thằng Bờm
    Quạt mo hết phép tinh thông
    Tra còng số tám, thằng Bờm nhập kho
    Lượn lờ, chú Cuội nhỡn nhơ:
    “Ta đây minh chính, không ngờ mắc oan
    Nào con, nào cháu … cả đàn
    Đều “bị nâng điểm” gieo oan một giờ …”
    ***
    Thế gian “một mất, mười ngờ”
    Oan này biết trả bao giờ cho xong
    Mùa thi Trung học phổ thông
    Thằng Bờm, chú Cuội … lòng thòng … sơn khê … ?!

    ***

  2. Cứ tình trạng gian dối trong học hành thi cử tìm người tài thế này cho tương lai đất nước thì hàng trăm năm sau đất nước ta củng không phát triển được

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here