Bản chất của nền kinh tế VN thế này đây ông Trọng ạ!

- Quảng Cáo -

Đỗ Ngà

Công ty Cotecons là doanh nghiệp tốt nhất trong lãnh vực xây dựng của Việt Nam, nó được tạo ra bởi người Việt và được nuôi lớn bởi người Việt. Trong ngành xây dựng, hễ nói đến cái tên Cotecons thì người trong cảm thấy tự hào và người ngoài thì thấy ngưỡng mộ. Điều đó là có thật, bởi vì Cotecons là hình mẫu về việc tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến để phát triển nhanh hơn và hiệu quả hơn. Nhờ mô hình quản lý tốt mà công ty này đã xây dựng thương hiệu lớn mạnh với đội ngũ lao động có tay nghề cao và tinh thần lao động sáng tạo, có kỷ cương, kỷ luật. Năng suất lao động cao và tạo thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên đến năm 2020 thì doanh nghiệp này đã bị Kusto – Kazachstan nuốt chửng.

Trong quá trình hội nhập, Việt Nam không thiếu những công ty làm ăn bài bản, tiếp thu khoa học kỹ thuật lẫn khoa học quản lý của các nước tiên tiến. Trong thể thao người ta thường có câu nói “giành cúp đã khó mà giữ cúp còn khó hơn” thì trong kinh tế cũng vậy, số doanh nghiệp Việt phát triển bằng khả năng tự học hỏi và khả năng tự cải tiến là không ít, nhưng rất nhiều trong đó bị thâu tóm, ấy là điều đáng buồn.

Trong năm 2020 ngoài Cotecons còn có nhiều công ty khác bị thâu tóm. Ví dụ như nhóm nhà đầu tư Thái Lan mua lại Công ty cổ phần Bao bì Biên Hòa, Công ty cổ phần Cáp điện Thịnh Phát và Công ty cổ phần Kim loại màu và Nhựa đồng Việt – Dovina. Còn năm 2019, Ngân hàng KEB Hana của Hàn Quốc trở thành cổ đông lớn sở hữu 15% của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Viettinbank bán 50% cổ phần tại công ty Công ty cho thuê tài chính cho Mitsubishi UFJ Lease & Finance của Nhật Bản vv… Đấy là những vụ M&A (mua bán và sáp nhập) nổi bật, nó có mẫu số chung với Cotecons.

- Quảng Cáo -

Những doanh nghiệp học hỏi kinh nghiệm tốt, có mô hình quản trị tiên tiến như Cotecons là loại doanh nghiệp tiên phong, nó là thành phần “tinh túy của nền kinh tế”. Điều đáng lo ngại là những “tinh túy của nền kinh tế” Việt Nam lại bị thâu tóm thay vì nó thâu tóm doanh nghiệp ngoại. Được biết giai đoạn nền kinh tế Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore đang bứt phá như Việt Nam hiện nay thì hầu hết những “tinh túy của nền kinh tế” các nước này thâu tóm doanh nghiệp ngoại chứ họ ít bị thâu tóm như Việt Nam hiện nay. Vì sao có sự khác biệt như vậy? Câu trả lời là vì thể chế. Thể chế của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore là môi trường cho những “tinh túy của nền kinh tế” sống và phát triển, còn thể chế của Việt Nam là môi trường tốt cho những doanh nhiệp nhà nước và những doanh nghiệp thân hữu mà thôi. Đây là rào cản rất khó vượt.

Vì trong quá trình vươn mình của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, các doanh nghiệp trong nước lớn mạnh và lần lượt nó thâu tóm những công ty nước ngoài, nhờ đó tỷ trọng xuất khẩu của doanh nghiệp FDI giảm dần và tỷ trọng xuất khẩu doanh nghiệp trong nước tăng dần. Sự chuyển đổi tỷ trọng xuất khẩu về tay doanh nghiệp trong nước nó cho thấy nền kinh tế đó phát triển vững mạnh và vị thế ngày nay của 4 nước này đã chứng minh điều đó. Còn Việt Nam thì sao?

Theo báo Đầu Tư online thì trong Quí I/2021 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trên 77 tỷ USD, tuy nhiên doanh nghiệp trong nước chỉ đóng góp 18,3 tỷ USD, chiếm 23,7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, khu vực FDI đạt 59,04 tỷ USD chiếm 76,3%. Điều đáng nói là các năm trước FDI chỉ chiếm trên 60% hoặc xấp xỉ 70%. Con số này cho thấy tỷ trọng xuất khẩu đang chuyển dịch sang khu vực FDI thay vì chuyển dịch ngược lại như các nước Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore trong thời kỳ bứt phá. Việc dịch chuyển này trùng với hiện tượng các doanh nghiệp “tinh túy của nền kinh tế” Việt Nam bị nước ngoài thâu tóm ào ạt vào những năm gần đây. Nếu không cải thiện hiện tượng này, Việt Nam sẽ không bao giờ bắt kịp mức trung bình thế giới chứ đừng nói tới bắt kịp nhóm phát triển như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore.

Sức mạnh kinh tế sẽ nâng cao vị thế quốc gia đó là điều không thể phủ nhận. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay là khoảng 2.800 USD/người/ năm, tuy nhiên nếu xét về chênh lệch thu nhập thì năm 2000 Việt Nam kém mức trung bình thế giới 5.009 USD, năm 2010 Việt Nam kém mức trung bình thế giới 8.325 USD, và đến năm 2019 Việt Nam kém mức trung bình thế giới 8.729 USD. Tức là càng ngày, mức thu nhập trung bình của người Việt càng bị nhóm trung bình của thế giới nới rộng khoảng cách.

Thực tế với việc tỷ trọng xuất khẩu dịch chuyển sang FDI nó cho thấy, lợi nhuận lớn từ xuất khẩu bị FDI ăn gần hết, còn Việt Nam thì chỉ được con số để tính GDP bình quân đầu người cho cao chứ thực chất người dân Việt Nam không được hưởng bao nhiêu. Với thực trạng như vậy nhưng ông Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định “đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”. Cũng phải thôi, vì ông Trọng là dân tuyên giáo, ông đi lên từ Tạp Chí Cộng Sản rồi sang Ban Lý Luận Trung Ương làm việc chứ ông có biết gì về kinh tế đâu mà để có một lời nhận xét có giá trị? Không biết thì tốt nhất ông nên câm mồm đi ông Tổng à. Khuyên ông thật đấy!

-Đỗ Ngà-

Tham khảo:

https://tapchitaichinh.vn/…/vai-tro-cua-von-dau-tu-truc…

https://zingnews.vn/coteccons-to-kusto-muon-thau-tom…

https://baodauthau.vn/vietinbank-chuyen-nhuong-50-co-phan…

https://thegioihoinhap.vn/…/noi-lo-doanh-nghiep-viet…/

https://baodautu.vn/rui-ro-khi-xuat-khau-phu-thuoc-vao…

https://www.macrotrends.net/…/VNM/vietnam/gdp-per-capita

https://www.macrotrends.net/coun…/WLD/world/gdp-per-capita

https://dantri.com.vn/…/tong-bi-thu-toi-noi-truoc-cac…

#nềnkinhtếvn #đầutưFDI #nguyễnphútrọng

- Quảng Cáo -