Bổn phận phê phán chính phủ và giới lãnh đạo

- Quảng Cáo -
Trên facebook, để phản bác một số người hay phê phán nhà cầm quyền Việt Nam, một số cán bộ cũng như “dư luận viên” thường đặt câu hỏi: Họ đã làm được gì cho đất nước ngoài việc phê phán?
Xin được trả lời như sau:
Thứ nhất, xin đính chính: Tôi chưa thấy ai phê phán đất nước cả. Họ chỉ phê phán chế độ. Đất nước và chế độ là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Đồng nhất hai phạm trù ấy lại với nhau là một sự gian lận.
Thứ hai, với đất nước, họ – các trí thức, trong cũng như ngoài nước – trong hoàn cảnh hiện nay, chả làm được gì trừ việc phê phán chế độ. Phê phán để vạch trần. Phê phán để cảnh tỉnh. Phê phán để thay đổi. Phê phán để bảo vệ sự thật và những giá trị căn bản của con người. Phê phán để bảo vệ cả đạo đức trí thức lẫn đạo đức công dân.
Ý thứ hai vừa nêu, đã có nhiều người nói. Xin trích dẫn vài tên tuổi lớn để, may ra, có thể thuyết phục một số người cuồng tín đối với chế độ:
Albert Einstein: “Niềm tin mù quáng vào quyền lực là kẻ thù lớn nhất của chân lý” (Blind belief in authority is the greatest enemy of truth).
Edward Abbey: “Một người yêu nước phải luôn luôn sẵn sàng chống lại chính quyền để bảo vệ đất nước” (A patriot must always be ready to defend his country against his government).
Desmond Tutu: “Người ta có trách nhiệm đạo đức để không phục tùng những luật lệ bất chính” (One has a moral responsibility to disobey unjust law).
James Baldwin: “Tôi yêu nước Mỹ hơn bất cứ một quốc gia nào khác trên thế giới, tuy nhiên, cũng chính vì vậy, tôi đòi được quyền thường xuyên phê phán chính phủ” (I love America more than any other country in the world and, exactly for this reason, I insist on the right to criticize her perpetually).
Benjamin Franklin: “Trách nhiệm đầu tiên của mỗi công dân là hãy chất vấn chính quyền” (It is the first responsibility of every citizen to question authority).
- Quảng Cáo -