Phận dân

- Quảng Cáo -

Nguyễn Thông

Những ngày qua, và sẽ còn khá nhiều ngày nữa, từ quan tới dân, từ báo chí truyền thông mậu dịch tới mạng xã hội, từ thông tấn xã quốc gia tới thông tấn xã vỉa hè, người ta chú mục, hợp khẩu, tập trung sự quan tâm vào phiên tòa, một phiên tòa ô nhục nhất thế giới, nói như nhà báo Trương Huy San hay còn gọi là Osin Huy Đức, “vụ án đang xử trong tuần là nỗi nhục quốc gia. Trong lịch sử loài người hiếm khi có một nhà nước nào đối xử với công dân của mình như thế”. Tòa ấy xử đám đ.ầu t.râu m.ặt n.gựa trong cái gọi là “chuyến bay giải cứu”.

Rồi không biết kết thúc sẽ như thế nào, nhất là nó bị phụ thuộc vào luật pháp và tòa án xứ này. Điều gì cũng có thể xảy ra mà không cần theo luật. Nhà thơ dân gian Bảo Sinh thốt lên chua chát “Bãi phân xử tội con dòi/Vì đâu mày lại nảy nòi sinh ra”.

Chỉ có điều, bác Bảo Sinh, và cả nhà báo Osin nữa, chưa hình dung hoặc chưa nói ra điều khác còn ghê gớm hơn. Tòa “chuyến bay giải cứu” này, xét ở góc độ nào đó, có khi chỉ là liều thuốc thử để dò phản ứng của dân, là hòn đá ném ra dò đường, để chuẩn bị cho đại án Việt Á. Đó mới thực kinh thiên động địa, bởi nó (Việt Á) không chỉ nhục mà còn chứa đầy hờn căm.

- Quảng Cáo -

Nhục, với nhà cai trị chả là cái đinh gì, nhưng hờn căm của dân, đối với họ (chính quyền, thể chế), mới thực đáng sợ. Họ thừa kinh nghiệm về điều ấy kể từ khi cướp được chính quyền và tồn tại tới giờ.

Ở thời điểm hiện tại, “phiên tòa ô nhục” ít nhiều đã có tác dụng đối với nhà cầm quyền, không phải ở khía cạnh chống tham nhũng, mà là đã làm dư luận, dân chúng quên đi, không để ý tới một chuyện khác xảy ra ngay tại thủ đô. Chuyện chính quyền đang tiến hành từng bước việc giải tỏa 120 hộ dân trên 2 con đường Lê Duẩn, Nguyễn Du (thuộc quận Hoàn Kiếm và quận Hai Bà Trưng), nơi dân đã cư ngụ nhiều đời, an cư lạc nghiệp.

Giải tỏa, thu hồi đất chỉ để xây dựng mở rộng trụ sở Bộ Công an, với lý do phục vụ an ninh quốc gia. Chưa bàn tới việc bộ này đã có trụ sở hoành tráng trên đường Phạm Văn Đồng, chỉ lưu ý rằng trụ sở cũ bị cho là chật chội nên cần xua 120 hộ dân trên đất vàng, đất kim cương ra chỗ khác để mở rộng, nhưng họ lại dành khu đất hơn 5.200 mét vuông xây cái nhà hát Hồ Gươm ngay sát đó. (còn tiếp)

Nguyễn Thông

- Quảng Cáo -