Bom Moody´s – Bom Taiwan – Bom Biển Tây Philippines – Bom nào nổ trước?

- Quảng Cáo -

Nguyen Khan

Tình hình hai bên bờ eo biển Đài Loan luôn căng thẳng kể từ sau năm 1949, là thời điểm chính phủ Quốc dân Đảng của Thống chế Tưởng Giới Thạch thua trận tháo chạy ra đảo quốc này. Và dù tình hình có lúc ngặt lúc khoan… Song kể từ khi bà chủ tịch hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan, thì đôi bờ eo biển Đài Loan liên tục dậy sóng, liên tục dấy lên nhiều lo ngại việc TC chuẩn bị xâm lược Đài Loan bằng vũ lực. Song cho đến nay Đài Loan vẫn chưa bùng lửa chiến, dù súng đạn đôi bờ đã lên nòng…

Tình hình Biển Tây Philippines cũng không yên tĩnh gì hơn Đài Loan từ sau khi Tổng thống Marcos (con) thay tổng thống tiền nhiệm Duterte. Bởi ông Duterte chủ trương đu dây giữa Mỹ và TC, do cảm thấy bất an khi chính phủ Mỹ thời Tổng thống Obama tuyên bố các đảo quốc của Philippines trong khu vực Trường Sa không phải là những thực thể được hiệp ước an ninh chung Mỹ – Phi bảo vệ, khiến bãi cạn Scaborough rơi vào tay TC. Philippines phải cho mắc cạn một tàu chiến cao tuổi trong bãi Cỏ Mây thuộc Trường Sa để làm căn cứ dã chiến cho quân Philippines đồn trú chống lại sự xâm lược của TC. Hiện đây là khu vực căng thẳng với những vụ va quẹt tàu chiến TC -Philippines và những vụ bắn súng nước của TC… Tình hình căng đến mức tàu chiến Mỹ và một số nước kéo vào Biển Đông, tức Biển Tây Philippines, gây rủi ro xung đột quân sự rất cao. Chủ yếu là do Tổng thống Marcos con chủ trương chính sách ngoại giao thân Mỹ, thoát Trung ngược với đường lối ngoại giao đu dây của cựu Tổng thống Duterte. Tổng thống Marcos rút khỏi những dự án xây dựng hạ tầng con đường tơ lụa của TC trên đất Phi với tuyên bố khá đụng chạm… Là không để sập bẫy nợ TC. Đó là lý do vùng Biển Tây Philippines trở thành một điểm nóng không kém độ nóng đôi bờ eo biển Đài Loan.

Nếu Đài Loan và Biển Tây Philippines được nhiều người dự đoán là hai nơi có nguy cơ cao bùng lửa chiến trong vùng Á Châu Thái Bình Dương… Thì ít ai ngờ tin đồn tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập nổi tiếng thế giới là MOODY’S cũng có nguy cơ rất cao gây bão tố tại TC, khi Moody’s vừa xếp hạng TC từ ổn định xuống tiêu cực? Tin đồn cho rằng tổ chức này đang lo phòng chống cơn bão giận dữ của chủ tịch Tập Cận Bình. Nếu Ông Bình không kềm chế được, gây sự với các cơ sở Moody’s tại TC sẽ tạo làn sóng tháo chạy của các công ty và doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại TC chạy khỏi TC. Nhưng nếu TC không tỏ thái độ đáng kể nào với Moody’s thì tai tiếng xếp hạng tiêu cực của Moody’s sẽ làm cho nền kinh tế TC đang hồi sa sút sẽ càng sa sút hơn?

- Quảng Cáo -