Nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu các nhà dân chủ và gia đình của họ

- Quảng Cáo -

Nhà cầm quyền Việt Nam sách nhiễu các nhà dân chủ và gia đình của họ

sachnhieuThời gian vừa qua nhiều báo cáo cho biết, nhà cầm quyền Việt Nam liên tục sách nhiễu các nhà hoạt động dân chủ và gia đình của họ. Ngoài việc dùng bạo lực đánh đập các nhà hoạt động, theo dõi, ngăn cản không cho đi ra khỏi nhà thì công an Việt Nam còn đang tìm cách sách nhiễu nhà ở, chỗ cư trú của các nhà hoạt động cũng như gia đình của họ.

Mới đây tại Sài Gòn hôm 17/12 Giáo sư Phạm Minh Hoàng đã bị một số quần chúng tự phát đưa ra “đấu tố” ngay tại nơi ông đang cư ngụ và bị quản chế.

Ngoài ra, cô con gái lớn của thầy giáo quá cố Đinh Đăng Định là Đinh Phuơng Thảo đã bị công an dùng áp lực với chủ nhà trọ đuổi cô giữa đêm. Nặng nề nhất phải nói đến trường hợp của anh Nguyễn Văn Thạnh tại Đà Nẵng, anh thường xuyên phải chuyển nhà đi nhiều lần trong đêm, bị chủ nhà cắt điện, khóa cửa không cho anh vào nhà..v..v.. do sự can thiệp của công an cùng với việc bị theo dõi 24/24 của công an mật vụ.

- Quảng Cáo -

Bên cạnh đó những người trẻ lên tiếng cũng như tham gia vào các hoạt động cổ võ cho tự do dân chủ. Họ không những phải đối mặt với nhiều hình thức sách nhiễu, trấn áp “thầm lặng” như các hoàn cảnh vừa nêu như Blogger Nguyễn Thiện Nhân tham gia Hội Nhà báo Độc lập thì lại rơi vào hoàn cảnh bị chủ doanh nghiệp nơi anh làm việc cho thôi việc. Theo như lý do anh bị cho nghỉ việc vì chủ doanh nghiệp bị áp lực từ cơ quan chính quyền địa phương.

Bạn trẻ Lý Quang Sơn, người đã tham gia các hoạt động phổ biến thông tin về nhân quyền là sinh viên trường Luật, Lý Quang Sơn cho biết cơ quan công an, an ninh đã có hành vi tác động đến chủ nhà và đuổi em và các bạn ra khỏi nhà.

Còn anh Đỗ Anh Tuấn, người tham gia hoạt động quảng bá cho quyền con người cho biết anh bị phạt 35 triệu đồng vì tàng trữ và phổ biến Tuyên ngôn Nhân quyền LHQ và Hiến pháp nước CHXHCNVN 1992.

 

Người dân đảo Lý Sơn bị cô lập, nguy cơ thiếu thực phẩm

daoLySonTheo Người Lao Ðộng, sau nhiều ngày bị cô lập với đất liền vì sóng to gió lớn, ngày 15 tháng 12 vài chuyến tàu chở khách, chở hàng đã xuất bến ra vào đảo Lý Sơn.

Tuy nhiên, từ sáng 16 tháng 12 đến nay, tuyến đường thủy nối đảo Lý Sơn với cảng Sa Kỳ, Quảng Ngãi, phải tạm dừng hoạt động vì ảnh hưởng của đợt không khí lạnh tăng cường mạnh. Hiện vùng biển đảo này đang có gió mạnh cấp 8 giật cấp 9, kèm theo sóng biển cao từ 2.5-3m.

Ngoài ra, biển động dữ dội kèm theo sóng to, gió lớn khiến tàu thuyền không thể ra khơi, hàng trăm tấn hàng hóa của cư dân Lý Sơn không thể vận chuyển vào đất liền tiêu thụ. Hàng trăm khách đất liền ra thăm đảo cũng không thể xuống tàu vô đất liền.

Số hàng hóa được vận chuyển ra đảo hai ngày trước chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của cư dân. Trong khi đó, tại đầu bến cảng Sa Kỳ, hàng trăm tấn hàng hóa, thực phẩm… được chuyển xuống các tàu chở hàng vận chuyển ra đảo bị ứ đọng, có nguy cơ bị hư hại.

Được biết, sáng 17 tháng 12, tại chợ huyện Lý Sơn, các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả, nhu yếu phẩm… cần cho nhu cầu sinh hoạt của trên 20,000 dân trên đảo đang cạn kiệt và có chiều hướng tăng giá từ 20%-30% so với ngày thường. Hàng trăm hành khách bị mắc kẹt trên đảo, không thể vào được đất liền.

Theo Trung Tâm Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn Trung Ương, trong nhiều ngày tới, vùng biển Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 7 cấp 8, biển động mạnh. Do đó, huyện đảo Lý Sơn sẽ bị tiếp tục bị cô lập với đất liền, đời sống người dân khó càng thêm khó.

 

Trung Quốc tiếp tục tăng cường sức mạnh hàng hải

TrungQuocTin từ China Daily hôm 19/12 thì Trung Quốc sẽ thiết lập một hệ thống giám sát ngoài khơi bao gồm các trạm vệ tinh-radar nhằm tăng cường sức mạnh hàng hải quốc gia, một động thái có thể làm gia tăng căng thẳng tranh chấp Biển Đông.

Theo mô tả của một quan chức Cục Hải Dương Trung Quốc, mạng lưới “cơ sở” để bảo vệ lợi ích hàng hải, dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm 2020.

Truyền thông Trung Quốc nói mạng lưới vừa kể sẽ giúp Bắc Kinh giám sát cả các vùng biển ven bờ, các vùng biển sâu và gần địa cực, cũng như khám phá tiềm năng các nguồn tài nguyên trong khu vực.

Dự án bao gồm xây dựng các trạm radar, các trạm theo dõi-cảnh báo sóng thần, giám sát dưới biển, và các hoạt động vệ tinh.

Phạm vi quan sát của hệ thống sẽ là các vùng biển ven bờ, các vùng biển sâu và vùng biển ở hai cực. Hệ thống cũng sẽ bao gồm các hoạt động quan sát dưới biển và các trạm báo động sóng thần. Theo tờ China Daily, hệ thống quan sát này sẽ giúp Trung Quốc khai thác tiềm năng về tài nguyên của các vùng biển của nước này.

Hiện giờ, Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả những vùng đang tranh chấp với Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Vào tháng trước, Hoa Kỳ đã yêu cầu Trung Quốc đình chỉ dự án xây ở quần đảo Trường Sa một đảo nhân tạo mà trên có cả các phi đạo. Bắc Kinh đã ngay lập tức bác bỏ yêu cầu mà họ coi là « vô trách nhiệm » của Washington, khẳng định họ có chủ quyền « không thể tranh cãi được » trên Biển Đông.

Tại vùng biển Hoa Đông, Trung Quốc cũng giành chủ quyền với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tàu tuần duyên và chiến đấu cơ của hai nước thường xuyên xâm nhập vùng biển chung quanh quần đảo này, gây quan ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ dẫn đến xung đột.

 

Hàng ngàn người tuần hành ở Moscow

keo-quan-tai-dieu-pho-hinh-anh-3_atmhHôm 9/12 vừa qua có khoảng 10.000 người ủng hộ phe đối lập đã tổ chức một cuộc tuần hành mà ban tổ chức gọi là “một cuộc đi bộ thử nghiệm” trên khắp thủ đô Moscow.

Những người tham gia cuộc đi bộ nói họ muốn thử mức độ nhân nhượng của cảnh sát Nga đối với một cuộc tụ tập lớn tại thủ đô Moscow, một tuần lễ sau khi Tổng Thống Vladimir Putin làm lễ tuyên thệ nhậm chức để khởi sự nhiệm kỳ Thủ Tướng thứ 3 của ông. Theo tiểu thuyết gia Boris Akunin, ông muốn thấy liệu các công dân Nga ở Moscow có được tự do đi lại trong thành phố của họ hay không, hoặc họ cần phải xin giấy phép đặc biệt trước khi làm điều đó.

Cũng vào chủ nhật tuần trước, hàng trăm cư dân Mạc Tư Khoa đã tham dự cuộc tuần hành khắp thủ đô Moscow của Nga để phản đối các cuộc cải tổ giáo dục và y tế đe doạ dẫn đến việc thi hành một loạt cuộc sa thải, có thể sẽ khiến hàng loạt bệnh viện và trường học đóng cửa. Người biểu tình mang theo biểu ngữ châm biếm mang nội dung chỉ trích chính sách của giới cầm quyền đang gây tranh cãi. Những người biểu tình cho rằng, chính phủ Nga đang quay trở lại với hệ thống y tế thời kỳ Cộng sản Xô Viết trước đây. Được biết, tỉ lệ tử vong đang gia tăng, đặc biệt trong dân số trẻ em cho thấy cuộc cải tổ y tế thất bại diễn ra trong gần ¼ thế kỷ qua.

Các cuộc biểu tình bùng nổ ở Moscow giữa tháng 10, 2014, ngay sau khi tài liệu của chính quyền Moscow xuất hiện trên các trang mạng xã hội, loan báo kế hoạch của chính quyền thành phố này nói sẽ đóng cửa 28 bệnh viện, trong đó có 15 bệnh viện trong vòng vài tháng tới.

Theo web site của chính phủ Moscow, ngành y tế được xếp bậc thấp trong chương trình đầu tư của hai năm 2014 – 2016, với 4% trị giá đầu tư, trong khi có đến 67% trị giá đầu tư được sử dụng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông – vận tải.

 

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here