Dân Quảng Bình yêu cầu kiểm tra độc tố trong cơ thể và trả lại biển sạch

Khu vực biển gần nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh hôm 1 tháng 7 năm 2016. ( Nguồn RFA)
- Quảng Cáo -

QUẢNG BÌNH (CTM Media) – Theo bản tin RFA ngày 9 tháng 7, sau khi nhà nước xác nhận biển bị đầu độc vì nhà máy Formosa, người dân xã Cảnh Dương huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình đã gửi thư đến cơ quan chức năng huyện Quảng Trạch liên quan đến việc khắc phục môi trường biển, trong đó có yêu cầu bức thiết về việc người dân cần được khám sức khỏe xem họ có bị ảnh hưởng bởi các chất độc mà nhà nước công bố như phenol hay xianuya hay không. Nếu có, họ yêu cầu được chữa trị. Người dân cũng quan tâm đến nguồn chất độc còn trong thiên nhiên ra sao, và việc tái hòa nhập vào cuộc sống mới với sự trợ giúp cụ thể của nhà nước như thế nào.

Xã Cảnh Dương hiện có 8.600 nhân khẩu, trong đó 90% lao động nghề biển và các dịch vụ khai thác hải sản. Đã gần ba tháng qua, người dân không thể đi biển cũng như không còn cơ hội kiếm sống nào khác.

Được biết toàn bộ vùng biển Việt Nam có khoảng hơn 1.100 km2 rạn san hô, nếu hệ sinh thái bị hủy diệt, biển Việt Nam có nguy cơ không còn tôm cá. Điều này từng được các nhà môi trường và bảo tồn thiên nhiên cảnh báo. Các rạn san hô có quá trình hình thành hàng triệu năm, đó là nơi trú ngụ, nuôi dưỡng các loài thủy sinh vật, các loại cá nhiệt đới như cá mú, cá hồng, cá bàng chài, cùng hàng ngàn chủng loại cá khác.

- Quảng Cáo -

Nhà nước Việt Nam loan báo sẽ hỗ trợ chuyển nghề cho ngư dân bốn tỉnh mà môi trường biển bị ô nhiễm vì chất độc của Formosa, nhưng ngày 5 tháng 7, qua báo điện tử VnExpress, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho rằng: ngư dân thì phải sống nhờ biển, mưu sinh từ biển. Việc chuyển đổi hoàn toàn lao động bị ảnh hưởng sang nghề khác có lẽ là câu chuyện không khả thi và cũng không nên làm.

Trong khi đó, phản ứng của ngư dân vùng biển chết cũng rất nặng nề, ông Nguyễn Xuân Canh, một người làm nghề biển ở Hà Tĩnh đã nói với RFA như sau:

“Giờ chuyển đổi nghề chúng tôi chả biết chuyển đổi nghề chi cả, tốt nhất là chính quyền làm lại môi trường sạch cho chúng tôi để chúng tôi có nghề nghiệp làm ăn, mà chuyển đổi chẳng có chi là khả thi cả, chính quyền chỉ nói vậy thôi, chuyển đổi với chúng tôi là cả một vấn đề, chuyển đổi nghề rồi đi đâu ở đâu. Rừng thì chúng tôi không làm được, ruộng cũng không có mà làm, chăn nuôi thì không thể được. Làm sạch môi trường biển để chúng tôi trở lại làm ăn nữa, chẳng những là thế hệ chúng tôi, còn thế hệ con cái chúng tôi nữa, chừng đó thôi…”

Ông Nguyễn Xuân Canh, một người làm nghề biển ở Hà Tĩnh trả lời phỏng vấn của RFA (Ảnh RFA)
Ông Nguyễn Xuân Canh, một người làm nghề biển ở Hà Tĩnh trả lời phỏng vấn của RFA (Ảnh RFA)
- Quảng Cáo -

3 CÁC GÓP Ý

  1. Cấp phép cho dân của những tỉnh này đi bán vé số.kế hoạch này tốt nhứt vì không cần chi phí huấn nghệ.chỉ cần cấp phép cho những người này lang thang khắp nước.

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here