Điều trần về Formosa tại QH Đài Loan: DB Su Chih-fen nêu nguyện vọng người dân Việt Nam

- Quảng Cáo -

Thảm họa môi trường ở miền Trung Việt Nam, mà nguyên nhân do tập đoàn Formosa  gây ra đã làm rúng động Đài Loan. Quốc Hội và truyền thông Đài Loan đã tạo một sức ép không nhỏ khiến Formosa phải cúi đầu nhận tội. Không dừng ở đó, chính quyền Đài Loan vẫn tiếp tục có những hành động quyết liệt để khiến Formosa không vì lợi nhuận mà bất chấp luật pháp, tàn phá môi trường ở Đài Loan cũng như Việt Nam, ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của Formosa đến chính sách hướng Nam của Đài loan.

Ngày 30/9, Viện Lập Pháp – Quốc hội Đài loan đã có phiên chất vấn của bà Su chiih-fen (Tô Trị Phần) dân biểu cao cấp thuộc Đảng Dân Tiến cầm quyền của tổng thống Thái Anh Văn về formosa sau chuyến đi đến Việt Nam.

Trước đó, ngày 31/7, bà Su Chih-fen đã dẫn đầu một đoàn gồm 9 người trong đó có các chuyên gia về môi trường, Giáo sư Đại học và các nhà xã hội, đến Hà Nội với kế hoạch đi Hà Tĩnh nhằm tìm hiểu các vấn đề về thảm họa môi trường do Formosa gây ra ở đây. Khi tới Hà Nội, cả đoàn đã bị an ninh ách lại ở sân bay Nội Bài và thu giữ toàn bộ hộ chiếu, ngăn không cho đáp chuyến bay đi Vinh. Sau hơn 9  tiếng bị cầm giữ và do được nhân viên Văn phòng Kinh tế Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội ra sân bay can thiệp đoàn đã đòi lại hộ chiếu để tiếp tục chuyến hành trình bằng xe vào Hà Tĩnh.

Khi trở về, bà Su Chih-fen đã có phiên điều trần của tại viện Lập Pháp Đài Loan ngày 30/9 nói trên.

- Quảng Cáo -

Trên kênh Youtube của mình, bà viết nội dung mà bà đã trình bày:

Hôm nay đến phiên tôi được chất vấn trong cuộc tổng chất vấn của Viện Hành chính, câu hỏi thì tôi không có nhiều, chỉ mong tất cả cùng lắng nghe tôi kể một câu chuyện.

Đầu tháng 8 năm nay, tôi có đến thăm Việt Nam vài ngày, nơi đó cho tôi cảm giác quen thuộc, tôi thấy Việt Nam hiện tại tràn đầy sức sống, ở đâu cũng cũng thế, y hệt Đài Loan vào thập niên 70, hẳn là còn hy vọng. Một quốc gia Cộng Sản thường cho người ta cảm giác im lặng u ám vô thần nhưng trên con đường tôi đi lúc ấy, có một nghệ thuật gia trẻ tuổi đã làm cho con đường trở nên sang sủa và lãng mạn.


Do có được sự ảnh hưởng từ thời Thực dân Pháp trong quá khứ, người Pháp đã mang phong cách nghệ thuật từ quê hương họ đến Việt Nam sau khi đã dung hòa cùng với văn hóa xứ đó phát triển thành nghệ thuật hiện đại của Việt Nam.

    
Có thể có một số người không hiểu, thực ra quan hệ của chúng ta với Việt Nam rất sâu, về kinh tế mậu dịch, từ 1952 đến 2014, chúng ta đầu tư vào ASEAN khoảng 84,1 tỷ Mỹ kim, tỷ lệ đầu tư trong 10 nước trong ASEAN thì Việt Nam đứng đầu. Nhưng từ lúc Mã Anh Cửu chấp chính, khoảng cách giữa Việt Nam và chúng ta lớn dần, số lượng dự án đầu tư vào Việt Nam giảm theo mỗi năm.

Tuy thế, giữa Việt Nam và Đài Loan vẫn còn một sợi dây liên kết khác, đó là những công nhân lao động đến từ Việt Nam xa xôi,  những quan hệ hôn nhân Việt Đài càng làm (sợi dây liên kết) sâu sắc hơn.  Lấy thí dụ là Vân Lâm, quê của tôi, là nơi đứng thứ ba toàn nước về tỷ lệ dân nhập cư, trong đó  phần lớn là từ Việt Nam và Indonesia. 

Từ chính sách Nam hướng đến Tân nam hướng, đã 25 năm qua đi, thế hệ thứ hai được sinh bởi những người mẹ Việt Nam đã trưởng thành, đáng tiếc trong quá khứ chúng ta đã phạm sai lầm, đã làm cho những người con Đài như ở trong lớp sương mù không hề biết về quá khứ của người mẹ Việt mình. So với Nhật, Hàn, ngoại ngữ thứ hai thì ngôn ngữ Đông Nam Á chiếm tỷ lệ như hạt cát trong sa mạc bất luận là ở trung học, cao đẳng hay phân khoa ngôn ngữ của đại học. (trong khi quan hệ với Việt Nam nhiều như vậy)

     
Có lẽ trong ấn tượng của chúng ta, Formosa là tên người Bồ Đào Nha khen gọi Đài Loan mỹ lệ, nhưng ở Việt Nam, Formosa như cái bướu độc ung thư, phá hoại nghiêm trọng môi trường sống của Việt Nam. Ở Việt Nam tôi gặp được vài bạn trẻ, họ thấy hãng thép của Đài Loan nằm ở Hà Tĩnh như một cái vại lớn thải ra khí độc, ô nhiễm bãi biển của họ, làm chết những con cá trong biển vì nhiễm độc.

Những người trẻ tuổi kêu cứu một cách vô vọng, kêu cứu với Formosa thì chẳng thể kêu ở Việt Nam. Trớ trêu thay, ở đó là vậy, mà bờ biển quê tôi cũng không phải đã có con quái vật Formosa  Lục Khinh (1) đã há miệng nuốt trọn dòng sông lớn nhất của Đài Loan là Trạc Thủy (2) hay sao?

    
Con Quái vật này, không chỉ ở Đài Loan, Việt Nam lộng hành, nó còn chạy sang cả bên Mỹ nhưng sang đó, nó gặp huấn thú sư mạnh mẽ, dùng roi pháp luật của chính nghĩa, trừng trị nghiêm ngặt mỗi một lỗi nhỏ theo điều luật quy định bảo vệ môi trường. Ngược lại, pháp luật của Đài Loan như là đã ban cho xưởng dầu Lục Khinh miễn tử kim bài. Mặc dù chúng ta có những chuẩn mực như là nghị định đối với loại khu công nghiệp đặc biệt như Lục Khinh đã minh định là buộc phải thiết lập khu vực đệm và cơ sở loại công nghiệp đặc biệt để giám sát chất lượng không khí nhưng mức phạt quá nhẹ đã khiến cho tập đoàn Đài Tô không kiêng nể sợ hãi.

Cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người, Đài Loan thì Lục Khinh, Việt Nam thì nhà máy Hà Tĩnh, xin cảnh giác chúng ta đừng phạm sai lầm như trong quá khứ trong vấn đề chính sách ”Hương Nam” nữa (3). Nên hiểu rõ về xí nghiệp, trách nhiệm xã hội để chính sách Nam hướng đến Tân Nam hướng là một quá trình từ ”kinh tế màu nâu” lột xác thành ”kinh tế màu xanh”       

———————-
(1)     Đài Tô Lục Khinh, Lục Khinh là tên gọi tắt của xưởng lọc dầu thứ 6 của Đài Loan nằm ở Vân Lâm, Đài Loan do tập đoàn nhựa Đài Tô (Formosa Đài Loan). Vân Lâm tức là quê của bà Ủy viên Lập Pháp Tô Trị Phần/Su Chih-fen, từng làm huyện trưởng huyện Vân Lâm.
(2)     Trạc Thủy là con sông dà nhất của Đài Loan khởi nguồn từ huyện Nam Đầu và chảy qua ranh giới giữa hai huyện Vân Lâm, Chương Hóa với tổng chiều dài là 186 km.
(3)     Nam hướng là chính sách hợp tác về kinh tế mậu dịch của Đài Loan với các nước phía Nam gồm Nam á và Đông Nam Á, Tân Nam hướng là chính sách đã chỉnh lại và cải đổi của chính sách Nam hướng.

 

Theo Que Choa Plus: http://quechoaplus.blogspot.com/…/quoc-hoi-dai-loan-dieu-tr…
Nguồn video:  Quê Choa Plus Youtube
- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here