Nhà gỗ và xác dân

Facebook Trương Châu Hữu Danh

Nhà gỗ triệu đô và hệ quả.
Nhà gỗ triệu đô và hệ quả.
- Quảng Cáo -

Chỉ trong vòng 40 năm, những cánh rừng bạt ngàn của Việt Nam gần như bị xoá sổ. Bao nhiêu năm chiến tranh, hứng chịu bom đạn, rừng vẫn bạt ngàn xanh “che bộ đội, vây quân thù”. Sau chiến tranh thì rừng mất sạch.

Rừng đi đâu? Vào nhà đại gia.

Nhưng đại gia mê gỗ, còn thua xa cán bộ. Trong một tháng, chúng tôi đã đi khắp các cánh rừng Tây Nguyên, từ Đắk Nông đến Đắk Lắk, Gia Lai rồi Kon Tum, Lâm Đồng, đâu đâu cũng thấy cảnh rừng bị tàn sát. Sau lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nạn phá rừng vẫn tràn lan.

Gỗ ở K’Bang (Gia Lai) vẫn ào ạt chạy ra khỏi rừng dù từ rừng ra ngoài chỉ có con đường độc đạo, có barie chắn ngang của lực lượng kiểm lâm; Gỗ ở Ngọc Hồi, Sa Thầy (Kon Tum) cũng ồ ạt chạy ra khỏi rừng cả ngày lẫn đêm – dù muốn qua chốt chặn phải “bay lên trời” mới thoát.

- Quảng Cáo -

Những người bị mang danh là “lâm tặc” than thở với chúng tôi, sau lệnh cấm, gỗ vẫn bị đốn hạ, chỉ có tiền bôi trơn là tăng lên, và thu nhập của lâm tặc giảm xuống. Những ngày đi rừng, nhóm phóng viên không quen rừng thiêng nước độc, ai cũng trầy xước khắp người do té ngã, do cây cào, do muỗi vắt đốt chi chít…

Có vào rừng mới thấy, “lâm tặc” ở tầng mức thấp nhất có đời sống khốn khổ dưới đáy xã hội. Trung bình, mỗi ngày họ kiếm được vài trăm ngàn đồng, nhưng chi phí trong rừng đắt đỏ, lâm tặc nào cũng nghèo xơ xác. Họ là thành phần khốn khổ khốn nạn, đổ mồ hôi và máu chỉ để kiếm cơm sống qua ngày.

Tại một huyện nghèo khác của tỉnh Đắk Lắk, dân cư chủ yếu là người Ê Đê, Gia Rai, các đời lãnh đạo huyện đều kiên quyết chống lại lâm tặc. Trong nhiệm kỳ của mình, ông Chủ tịch huyện là người liên tục kêu gọi bảo vệ rừng, chống lâm tặc vì đây là địa bàn diện tích rừng rất lớn. Ông liên tục chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, công an triệt phá lâm tặc.

Và rồi, người dân ngã ngửa khi thấy trong nhiệm kỳ cuối cùng, ông bắt đầu cho xây một dinh thự gỗ sát nách Hạt Kiểm lâm. Những cây cột tròn cực lớn, toàn gỗ căm xe, cà chít được ồ ạt chở về. Những tấm ván nguyên khối gỗ hương, gỗ cẩm cũng được tập kết. Những bộ bàn ghế lớn đến mức phải vài chục người khiêng cũng được xe tải loại lớn đưa về nhà ông.

Trao đổi với chúng tôi, ông chủ tịch huyện có vẻ khá tự hào khi căn nhà này được ông thuê thợ từ tận miền Trung vào chế tác, ròng rã suốt 3 năm mới xong. Trong cái thị trấn bé nhỏ, nhà ông và những vị cán bộ khác, được làm từ máu của rừng.

Nhà gỗ - đồi trọc và lũ lụt.
Nhà gỗ – đồi trọc và lũ lụt.

Tôi ở Long An, mỗi khi có khách về tôi thường hay dẫn họ đi tham quan di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà trăm cột – niềm tự hào về kiến trúc của người dân Long An. Căn nhà này của một đại gia siêu giàu thời phong kiến, khi mà gỗ rừng còn nhiều vô kể. Thế nhưng, khi tham quan căn nhà của ông Chủ tịch huyện nghèo, tôi thấy Nhà trăm cột chỉ là “con muỗi” so với dinh cơ này. Cho làm nhà bếp, có lẽ ông cựu chủ tịch cũng không thèm chấp.

Tôi nghĩ, lâm tặc có lẽ sẽ chạnh lòng khi thấy những gì quý nhất của rừng nằm ngạo nghễ ở nhà cán bộ… chống lâm tặc.

Trên khắp dãi đất hình chữ S này, nhà gỗ triệu đô không hiếm. Nhưng những căn nhà này không thuộc về giới siêu giàu, giới doanh nhân. Những căn nhà này, trớ trêu thay, lại là nhà của cán bộ. Sau lệnh đóng cửa rừng, những món đồ gỗ, nhà gỗ này càng trở nên vô giá.

Một thực tế là, nhà cán bộ càng to thì lũ càng lớn, dân chết càng nhiều. Những căn nhà xa hoa này, được đánh đổi bằng mạng dân.

Quý vị ngủ có ngon không, khi dưới chân mình là xác dân lập lờ trong lũ dữ?

- Quảng Cáo -

33 CÁC GÓP Ý

  1. Lương 3 đồng mà có cái nhà như thế đó. Cho tôi học làm theo với mê quá. Xin thưa hãy đợi đấy còn khuya tao mới chỉ cho. Đừng có mơ nghen mấy thằng ngụy.

  2. Sự thật nghiêt ngã. Thật là thiện tai cho nghiệp quả của các Đầy tớ. .biết bao đời mới sám hối và rửa sạch tội giết chủ của mình như vầy….

  3. Nhà gỗ triệu đô này liên quan gì đến những cái chết thương tâm mùa xả lũ “đúng quy trình”?
    Rất mật thiết! Phá rừng không chỉ ảnh hưởng đến nhân tai xả lũ vô trách nhiệm mà còn gây nhiều hệ lụy chết người khác.

  4. Dm thế sao truoc kia rước mỹ về nó rải chất độc mau da cam chêt hết rừng.ô nhiễm nguôn nuoc.đất.không khí.gây dị tật tận ngay nay sao chúng mày ko lên tiếng cái.bọn chó

  5. Quan tham nha go nha lau
    Dan den thui thủi qua ngay kho khan
    Quan tham dem het than minh
    Cuop boc cho da lam giau cho than
    Dan den tui song tui thân
    Ngay dem mua nang than cong minh ra

  6. Nha go tren xac dan .roi se sup do vi hon oan doi no mau phai tra = mau .mau dan ngheo mau tre con vo toi mau nhung me gia mau cua tre chua sinh ra … Oi ! Que huong toi do’ ,dan Nam toi do’ lam than doi kho sau nhung nam dai dat nuoc bi giac phuong Bac cuop

  7. Anh đi làm lâm tặc lâu năm rồi àh chú ! Dân có ngừơi họ cũng tự đi cắt xẻ gỗ cũng làm nhà to hơn v.v xã hội thì cả tỷ dạng ngừơi trên thế giới ở đâu cũng vậy .bọn mày là ngừơi việt nhưng tụi mày đều là những kẻ chẳng ra gì .kẻ chuyên gia đi phá hoại ,giếg hại đồng bào v.v đừng để công an túm cổ nhé !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here