Chính phủ Việt Nam đang nợ nước ngoài bao nhiêu tiền?

- Quảng Cáo -

Thảo Vy (VNTB)

Theo nội dung thể hiện trong Quyết định số 437/QĐ-TTg được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 21-4-2018, thì trong năm nay, Chính phủ Việt Nam phải trả nợ gốc do Chính phủ vay từ nước ngoài là tương đương với 146.770 tỷ đồng Việt Nam; trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 256.769 tỷ đồng.

So với năm 2017, thì các con số nợ đều tăng. Năm 2017, nợ gốc phải trả cho nước ngoài của Chính phủ Việt Nam là 144.000 tỷ đồng; Trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 242.900 tỷ đồng.

Có hai chỉ tiêu được yêu cầu phải giảm so với năm trước: Hạn mức vay thương mại nước ngoài của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng theo phương thức tự vay tự trả là tối đa là 5.000 triệu USD (năm 2017 là 5.500 triệu USD); Hạn mức vay của chính quyền địa phương tối đa là 21.514 tỷ đồng (năm 2017 là 23.857 tỷ đồng).

- Quảng Cáo -

Ngân sách Nhà nước mà Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chịu thâm thủng trong năm nay cao hơn so với năm ngoái, khi năm 2017 chỉ ‘thủng’ có 172.300 tỷ đồng, thì năm 2018 bội chi lên tới 195.000 tỷ đồng.

Đáng lo là trong kế hoạch tìm kiếm nguồn tiền trả nợ gốc cho nước ngoài, Chính phủ Việt Nam buộc phải thực hiện gói vay mới của nước ngoài tương đương với 108.030 tỷ đồng, sau đó bù đắp thêm vào phần xoay xở trong nước để trả phần nợ gốc đến hạn từ nước ngoài là 146.770 tỷ đồng. Nôm na, khoản vay mới vẫn không đủ để giật gấu vá vai cho nợ gốc cũ phải trả.

Một báo cáo của WB (Ngân hàng Thế giới) nhấn mạnh Việt Nam nằm trong những quốc gia có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua), cho dù có thành tích tăng trưởng kinh tế ấn tượng. Nếu xu hướng này vẫn tiếp diễn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với những quan ngại về bền vững tài khoá. WB nhận định, áp lực huy động để đảo nợ vẫn còn lớn với khoảng 50% nợ trong nước của Việt Nam sẽ đáo hạn trong 3 năm tới. Đây sẽ là áp lực rất lớn trong điều kiện các nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu Chính phủ còn hạn chế như hiện nay.

Từ các con số thể hiện trong Quyết định số 437/QĐ-TTg mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành, cho thấy dư địa ngân sách đang ngày càng trở nên mỏng, khiến cho nợ công có thể trở nên mất bền vững ngay cả khi có những cú sốc nhẹ. Nói theo ngôn ngữ tài chính thì nghĩa vụ nợ dự phòng nếu được hiện thực hoá, có thể làm cho Việt Nam càng thêm dễ tổn thương với lộ trình nợ như hiện nay, ngay cả khi cân đối ngân sách cơ bản của Việt Nam vẫn được cẩn trọng.

Tháng trước, Kiểm toán Nhà nước đã công bố, tính đến 31-12-2016, dư nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam là 947.494 tỷ đồng, tức khoảng 42.938 triệu USD, tăng so với năm 2015, chiếm 39,8% nợ Chính phủ. Có 60 dự án chuyển thành nợ quá hạn gồm cả gốc, lãi, phí, tương đương với 10.556 tỷ đồng (hơn 479 triệu USD), chiếm 3,3% tổng dư nợ cho vay lại. Trong đó, dự án Vinashin có nợ quá hạn 8.180 tỷ đồng, gồm nợ từ nguồn trái phiếu quốc tế 6.563 tỷ đồng, nợ từ nguồn vay Chính phủ Ba Lan là 1.617 tỷ đồng. Số nợ quá hạn của các dự án còn lại là 2.376 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là 1.769 tỷ đồng, lãi và phí 607 tỷ đồng.

Ngoài ra, theo Kiểm toán Nhà nước, có tình trạng dự án không được tính toán kỹ về tiến độ triển khai, dẫn đến dự án được ký hiệp định vay với chính phủ nước ngoài nhưng không thực hiện giải ngân, mà vẫn phải trả khoản phí cam kết cho nhà tài trợ.

Hầu hết các dự án kể trên được thực hiện trước năm 2010, do sử dụng vốn không hiệu quả, gặp khó khăn trong việc trả nợ, phải khoanh nợ, cơ cấu lại nợ. Người đứng đầu Chính phủ lúc ấy là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và phó thủ tướng đặc trách kinh tế là cựu bộ trưởng Tài chính Nguyễn Sinh Hùng. Người đứng đầu Bộ Chính trị thời gian đó là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Tuy nhiên đến nhiệm kỳ Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dường như vẫn đi lại vết trượt như thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bàn luận quanh vấn đề này, ông Lê Đăng Doanh, cựu viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, nói rằng cần phải thực sự chấm dứt được sự tùy tiện, lỏng lẻo và các sơ hở để gây nên núi nợ công như lâu nay.

“Thực tế, về chính sách thu, khi tăng sắc thuế này, thuế kia, phía Bộ Tài chính thường hay lý giải tăng theo thông lệ quốc tế. Nhưng thông lệ quốc tế về chi thì ít ai nói đến. Các nước quy định về chi hết sức chặt chẽ, chặt chẽ đến mức tàn nhẫn”, ông Doanh nhận định. Do đó, theo ông Doanh, Việt Nam cần phải có tham khảo thông lệ quốc tế về chi ngân sách vì thực tế trong nhiều năm bội chi tăng cao, dẫn đến phải đi vay nợ để chi cho đầu tư phát triển. “Chi thường xuyên lên đến 71%, chi trả nợ bằng 24,5% tổng chi ngân sách. Cộng hai khoản này lại thì chi đầu tư còn rất ít ỏi. Và chi đầu tư hoàn toàn dựa vào khoản vay, có lúc chi thường xuyên cũng phải đi vay. Đây là điều hết sức lo ngại”, ông Doanh cảnh báo.

Những tham vấn của ông Lê Đăng Doanh, theo một số luật sư chuyên trách tư vấn đầu tư ở Sài Gòn, thì Việt Nam chỉ có thể học tập mỗi Trung Quốc; vì trên thế giới ngân sách quốc gia chỉ dùng để quản trị đất nước, chứ không phải dành trích khoản nào để ‘nuôi’ bộ máy hành chính của các đảng phái chính trị như Việt Nam.

- Quảng Cáo -

23 CÁC GÓP Ý

    • quan trọng ở chổ là các nước khác vay, nhưng vẫn có khả năng trả nợ, và luôn có 1 khoảng an nin ngân sách nhất định để phòng trường hợp xấu nhất!
      còn ở việt nam thì tiêu rồi! ko có tiền trả nợ nên lần lượt bán biển đảo, tài nguyên, đất nước cho tàu, và tàu cộng đang hợp thức hóa dần dần trước sự bất lực,nhận thức, phản khán của người dân!

    • Đúng đất nước nào cũng nợ cả. Họ mượn nợ lẫn nhau. Có khi họ là con nợ mà cũng đang là chủ nợ. Họ mượn nợ họ sự dụng chính đáng cho xã hội.
      Còn VN ta chỉ là nợ và nợ. Nợ mấy chục năm nay vẫn là nợ. Cái mà nghịch lý nhất đi vay nợ để tiêu xài xây tượng đài. Làm cổng chào. Tổ chức hội nghị đình đám. Các bạn có thấy các cuộc hop cao cấp các nước giàu có tư bản có cành hoa nào trên bàn không. Còn ở VN thi ôi thôi hoa từ trên xuông dưới từ trong ra ngoài thậm trí hoa che hết mặt người.
      Mượn nợ để bỏ túi riêng.
      Làm một mà tính mười

    • Cứ nhìn vào ldvn mà
      vững tin . Hihi có thấy
      ai mắc nợ mà mập thù
      lù như cái lu O.Mồm
      vẫn kiên dịnh phải theo
      duổi tới cùng kttt dịnh
      hướng xhcn .

  1. Câu này đắt giá : trên thế giới ngân sách quốc gia chỉ dùng để quản trị đất nước, chứ không phải dành trích khoản nào để ‘nuôi’ bộ máy hành chính của các đảng phái chính trị như Việt Nam.

  2. Theo lẽ thường của đời thường-thì đảng lãnh đạo và quản lý toàn trị MÀ BỊ NỢ thì trước tiên -tài sản của gia đình các đảng viên-phải được rao bán để góp tiền trả nợ . Có ăn có hưởng thì phải có chịu chứ nhỉ ?

  3. nó xây biệt phủ hay mua lâu đài ở nước ngoài .hay mở công ty ở nước ngoài mà phải trả nợ nước ngoài , thế thì cứ đè đầu dân ra mà cạo ,

  4. Làm gì có nợ bạn. Tham nhũng toàn tiền từ nhà nước mở các công ty và mở lố ra đưa vào ngân hàng giả rồi lấy hết tiền đảng. Xong giờ khuya đánh xe công lên chỗ có hầm đưa xuống đoạn hầm khác ở chỗ mình nè.

  5. Lấy tiền tất cả của nhà nước trong các nghành và công ty cùng ngân hàng như 17 cái gọi là ciobank và cxembank có chữ C đứng trước và chữ bank đứng sau. Hiện tại đang hỗn loạn có 2 phe và đã gài phe nguyễn tấn dũng vào tù đó bắn chết 2 mạng ở yên bái bằng ak là cận vệ trung thành nhất đó. Và gài chặt rớt cái đầu con ông nguyễn tấn dũng ở vĩnh phúc là con ruột lê chim tên vũ hiện đang ở quảng ngãi. Nguyễn tấn dũng phe của ta vì ta là Vua Việt Nam hiểu chứ.

    • [Có thể bạn không biết] 6 PHÁT BIỂU “BẤT HỦ” CỦA CỰU TỔNG BÍ THƯ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÊ DUẨN.

      1/ Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước do dân và vì dân chứ không phải là nhà nước tư bản của giai cấp tư sản. Chúng nó cần pháp luật để cai trị bóc lột nhân dân còn chúng ta là nhà nước XHCN chúng ta không cần pháp luật. Chúng ta chỉ cần phê bình và tự phê bình là đủ.

      2/ Tôi hỏi thì nói không có tiền. Kìa, không có thì in ra! In ra! Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?

      3/ Chế độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính.

      4/ Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể.

      5/ Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc, cho các nước xã hội chủ nghĩa và cho cả nhân loại, đánh cho cả bọn xét lại đang đâm vào lưng ta.

      6/ Chúng ta cứ việc khai thác rừng nay mai đến thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa việc trồng rừng dễ như­ trở bàn tay. Tôi đã đi nhiều nước trên thế giới, họ trồng rừng chỉ trong mấy năm mà cây to như thế này này.

      Nguon: Bộ trưởng Bộ Y tế hãy từ chức
      @botruongytetuchuc

  6. Một chế độ mà để vo nợ công thì thật là quá yêu kém phải noi những quan tham ra trước pháp luật tịch thu tài sản để trả nợ cho quốc gia chứ đừng vặt trụi nông người dân o tôi lắm

  7. Dầu mỏ múc lên bán :LỖ
    Than đào lên bán : LỖ

    Thuế thu mỗi ngày mỗi tăng : Vẫn thiếu hụt ngân sách
    Rồi lại la lết đi vay nợ !
    Vậy , cho dân hỏi chính phủ : TIỀN đã đi đâu ? Về đâu ?

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here