Vụ bắt giữ Trịnh Xuân Thanh và Julian Assange có gì khác nhau?

- Quảng Cáo -

Tác giả: Quê Hương

Tuần qua, nhiều nhà báo trong nước đặt câu hỏi về chuyện liệu Phương Tây có tự do báo chí hay không sau khi ông chủ của WikiLeaks Julian Assange bị bắt tại London, Anh. Thực ra, nếu đưa ra một thước đo chuẩn mực thế nào là tự do báo chí thì rất chung chung và khá trìu tượng nhưng nếu so sánh với vụ việc của Assange và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin của mật vụ Việt Nam thì có thể thấy thế này.

  • Nước Anh chỉ thực hiện việc bắt giữ Assange tại sứ quán Ecuador ở London khi Ecuado hủy quốc tịch của ông này và không cho tỵ nạn nữa. Trong khi Trịnh Xuân Thanh bị các nhân viên an ninh và mật vụ Việt Nam bí mật thâm nhập vào Berlin để bắt cóc mang về Hà Nội. Giả sử Assange đang tỵ nạn trong xứ quán Ecuado ở Hà Nội, chắc chắn ông ta sẽ bị các nhân viên công lực của chính quyền Cộng Sản VN đột kích vào sứ quán và vào tận giường để bắt giữ. Hoặc chí ít thì cũng là phong tỏa sứ quán Ecuador, không cho đại sứ và nhân viên sứ quán ra ngoài để về nhà. Như vậy thì kiểu gì Ecuador chẳng phải tự nguyện giao nộp Essange. Cộng sản Việt Nam dám làm vậy lắm vì suy cho cùng thì Ecuardo cũng là một nước nhỏ và cách Việt Nam tới nửa vòng trái đất nên dù điều gì xảy ra đi nữa Cộng Sản Việt Nam cũng chẳng làm sao hết.
  • Vào năm 2010, Assange bị cáo buộc xâm hại tình dục và bị chính quyền Thụy Điển ra lệnh bắt giữ quốc tế đối với ông này. Tuy nhiên, sau đó, Stockholm cho biết họ không có đủ bằng chứng để kết tội Assange nên năm 2017, Thụy Điển đã bỏ cáo trạng và hủy luôn lệnh bắt ông chủ WikiLeaks. Trong khi đó, kể từ lúc bị bắt, Trịnh Xuân Thanh luôn bị báo chí đưa những thông tin bất lợi từ việc sử dụng biển xanh, thất thoát công quỹ, cuộc sống sa hoa … Tuyệt nhiên không thấy bất cứ ai đứng lên bênh vực cho ông này cho dù Thanh cũng chỉ là con tốt bị sai khiến bởi cấp trên. Ngoài ra ông ta là một Đảng viên, được bổ nhiệm theo đúng quy trình chuẩn của Đảng, nên Đảng phải bị khiển trách mới đúng chứ.
  • Khác với Trịnh Xuân Thanh khi về nước chỉ toàn bị nhăm nhe dọa nào là với tội như vậy thì sẽ bị chung thân hoặc tử hình. Trong khi đó, Assange – người được dự đoán là sẽ bị dẫn độ sang Mỹ lại được tổng thống Trump nói thẳng là ông không quan tâm tới vụ việc. Cũng cần nói thêm là nước Anh đã cam kết với Ecuador rằng họ sẽ không dẫn độ ông chủ Wikileaks cho quốc gia nào vẫn áp dụng án tử hình. Do vậy, chưa chắc ông chủ Wikileaks đã bị dẫn độ sang Mỹ, hơn nữa, giả sử có bị dẫn độ sang Mỹ và bị xét xử đi chăng nữa thì chưa chắc Assenge bị kết tội nếu ông ta chỉ hoạt động báo chí trung thực. Bởi vì quan tòa Mỹ có toàn quyền quyết định ông ta có phạm tội hay không dựa trên lời khai và bằng chứng. Họ cũng không phải chịu áp lực nào từ ông Trump hay ông Tổng Bí Thư của một Đảng nào đấy. Quá trình tố tụng công bằng như vậy Trịnh Xuân Thanh nằm mơ cũng không thể có được. Bởi trước khi bước vào xét xử, Thanh được báo chí lề phải dự đoán là bị chung thân hoặc tử hình.

Từ những gì đã xảy ra cho thấy, truyền thông của chính quyền cộng sản không khai thác gì được từ vụ này. Do vậy, báo Đảng đã hoàn toàn tịt ngòi trong vụ việc mà đáng ra họ có thể tận dụng và rêu rao “Dân chủ rởm của Phương Tây”. Có rêu rao vài câu thì cũng chỉ là mấy ông bà nhà báo rêu rao trên trang cá nhân của mình cho đỡ mất mặt cho những đài báo mà họ đang làm việc. Thế thôi!

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here