Trở lại những ngày xưa thân ái

- Quảng Cáo -

Nguyen Khan|

Hiếm khi thấy lãnh đạo TC (Trung Cộng) cao ngạo hợm hĩnh phải hạ mình. Nói cụ thể hơn, gần 71 năm tồn tại TC chỉ 2 lần hạ mình.

Lần hạ mình đầu tiên mềm nhũn như Hàn Tín luồn trôn… khi Đặng Tiểu Bình gặp tổng thống Mỹ Jimmy Carter tại Washington DC để bình thường hóa ngoại giao giữa hai nước năm 1979.

Khi ấy TC đang rớt mồng tơi vì hai thập niên hoang tưởng sai lầm của Mao Trạch Đông làm suy sụp kinh tế, thiên đường đói như cò. Tuy vậy, TC vẫn không bỏ tính lưu manh hoang dã mạnh đội yếu đạp, vừa khom mình trước Jimmy Carter nhờ Mỹ giúp đỡ, vừa lấy lòng Mỹ nướng tiểu đệ dâng công : “dạy cho Việt Nam một bài học”.

- Quảng Cáo -

Theo lời tướng TC Lương Á Châu, nhờ quyết định sáng suốt của Đặng Tiểu Bình dạy cho VN một bài học bằng cách kéo đại binh làm cỏ 6 tỉnh biên giới phía Bắc của VN, vốn đầu tư của Mỹ và phương tây ồ ạt đổ vào TC, giúp TC giàu mạnh như hôm nay.

Và lần này là lần thứ hai TC muối mặt hạ mình trước chính phủ của tổng thống Donald Trump. Với tính kiêu ngạo, gian manh chảnh chó của TC thì, nếu chưa thấy quan tài chẳng bao giờ TC hạ mình xuống nước. Nghĩa là nếu chính phủ của Ông Trump không dồn TC đến đường cùng thì còn lâu mấy cái loa nghênh ngang ngạo mạn của TC dịu giọng, vì cà cuống chết đến đít còn cay.

Ngoại trưởng Vương Nghị hôm trước còn oang oang lên án và thách đố Mỹ, thì hôm sau đã đổi màu như tắt kè, xuống nước, kêu gọi đối thoại hợp tác thay cho đối đầu, tuyên bố sẽ đối thoại bất cứ lúc nào… Ngầm ý đối thoại vô điều kiện.

Đáng nói nhất là Dương Khiết Trì, người phụ trách đối ngoại của đảng cộng sản TC.

Nhớ lại hồi 2015, Trước khi Dương Khiết Trì đến Hà Nội làm tan băng vụ khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước do TC hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trong vùng EEZ của Việt Nam một năm trước đó. Họ Dương xấc láo gọi Việt Nam là đứa con hoang.

Và trong cuộc tranh chấp biển đảo với các nước có tuyên bố chủ quyền trong Biển Đông, Dương Khiết Trì lên giọng ké cả rằng, TC là nước lớn, các nước nhỏ phải chấp nhận. Hàm ý rằng các nước nhỏ phải phục tùng ý muốn của nước lớn, không có quyền lý sự.

Khi dịch cúm Tàu bùng phát mất kiểm soát ở Mỹ, Dương Khiết Trì gặp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ở Hawaii để trao đổi về thỏa thuận thương mại, về vấn đề Đài Loan và Biển Đông, về dịch cúm Tàu v.v… Họ Dương lòng vòng huyên thuyên bằng những mỹ từ sáo rỗng và những miếng bánh vẽ quen thuộc, cố tình kéo rê ru ngủ làm nản lòng và xiêu lòng Pompeo cho toan tính xạo ke của TC. Song Pompeo khá tỉnh táo không để cho họ Dương huyên thuyên dắt mũi, yêu cầu Dương gút cụ thể từng vấn đề. Vậy là đường ai nấy đi.

Nhưng khi Ông Trump vừa đưa Tik Tok và Wechat vào sổ phong thần, ngay lập tức Dương Khiết Trì đăng lên trang cá nhân kể lể về thời kỳ quan hệ nồng ấm Mỹ Trung mấy thập niên qua, giúp hai nước hợp tác và phát triển, dù nhiều lúc cũng chuyện nọ chuyện kia, song hai nước giải quyết êm đẹp trong tinh thần cởi mở và tin cậy lẫn nhau, kêu gọi Mỹ quay lại “con đường xưa ta đi” để hạ nhiệt bầu khí đang quá căng thẳng…

Chắc ai cũng đoán được, một lãnh đạo kiêu ngạo và hợm hĩnh như lãnh đạo TC bỗng nhiên hạ mình nhão nhoẹt như cải lương, xàng xê về những ngày xưa thân ái, thì chắc là… con đường xưa ta đi giờ đây cũng đã cùng .

Thực tế không chỉ vì Tik Tok và Wechat vừa bị thắt họng. Bởi trước đó Huawei, ZTE… Cũng bị rút ống thở, sau này có thể còn nhiều doanh nghiệp công nghệ TC phải thở Ô Xy… họ Dương còn ớn lạnh khi Ông Trump dọa sẽ cắt đứt nguồn internet của TC khỏi mạng lưới internet toàn cầu bằng chủ trương 5 sạch, thì xem như TC bị cắt rời khỏi mạch máu công nghệ thế giới.

Mỹ còn ngăn TC huy động vốn trên thị trường chứng khoán Mỹ bằng cách cấm không cho quỷ hưu bỗng Mỹ đầu tư vào chứng khoán TC, bắt buộc các doanh nghiệp TC phải tuân thủ kiểm toán minh bạch của kiểm toán Mỹ mới được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Doanh nghiệp TC sống bằng gian lận thì lấy gì đáp ứng được yêu cầu kiểm toán Mỹ ? Thị trường chứng khoán Mỹ là nơi huy động vốn quan trọng hàng đầu của các doanh nghiệp TC, mất nguồn vốn này kinh tế TC sẽ gặp muôn vàn khó khăn.

Nơi thu hút vốn quan trọng khác của TC là Hongkong, vì kiêu ngạo không chấp nhận nhượng bộ nhân dân Hongkong, bất kể cảnh báo của Mỹ và phương tây, TC vẫn ngạo nghễ thông qua luật an ninh Hongkong, để giờ đây giở khóc giở cười nhìn con gà đẻ trứng vàng Hongkong bị Mỹ và phương tây thắt ống dẫn trứng.

Nền kinh tế TC dựa vào tiết kiệm và đầu tư, chủ yếu là vốn FDI và nguồn hàng giá rẻ xuất khẩu. Lương công nhân được ấn định thấp để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó các chuỗi cung ứng thế giới tập trung tại TC, biến TC thành công xưởng thế giới, xuất khẩu một lượng hàng giá rẻ khổng lồ khuynh đảo thị trường toàn cầu.

Nay Ông Trump xiết thuế cao toàn thể hàng TC nhập vào Mỹ, không quan tâm đến hiệp định thương mại với TC, không cần TC nữa dù TC tuyên bố đơn phương tuân thủ hiệp định thương mại giai đoạn một với Mỹ… Và Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ lực của TC. Mất thị trường này nền kinh tế TC sẽ đi về đâu? Hiện tại thế giới cũng đang có xu hướng quay lưng với TC thì hàng xuất khẩu của TC sẽ vô cùng khốn đốn, nhất là khi các nước đang kéo chuỗi cung ứng toàn cầu ra khỏi TC có thể làm hàng trăm triệu lao động TC mất việc.

TC đã thấm đòn nên chủ trương phát triển thị trường nội địa thay thế xuất khẩu đang ngày càng sa sút, nhằm lấy gồng sống sót qua thời bể dâu. Song có vẻ chủ trương đúng đắn ấy đã quá muộn, vì TC áp đặt giá lương công nhân quá thấp mấy thập niên qua khiến sức mua trong thị trường nội địa không cao, gặp lúc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, công nhân thất nghiệp nhiều phải ăn vào tiết kiệm, chế độ an sinh xã hội kém, mấy tháng nay lũ lụt triền miên ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và đời sống, dịch cúm làm tê liệt kinh tế nội địa buộc người dân phải chắt chiu tiết kiệm hơn nữa khiến sức mua càng suy giảm mạnh thì lấy mức cầu ở đâu để phát triển kinh tế nội địa ?

Đã vậy, do ảnh hưởng việc Mỹ trừng phạt các quan chức cao cấp TC liên quan đến vi phạm nhân quyền Tân Cương và Hongkong, các nước phải soát xét lại quan hệ tài chính với TC. Thụy Sĩ là nước đi đầu, đang trưng cầu dân ý để quyết định đóng băng tài sản các quan chức TC, ngưng làm ăn với TC… Bởi các nước đều biết trước sau gì Mỹ cũng cấm vận tài chính, không cho TC sử dụng mạng lưới thanh toán quốc tế bằng đồng USD của Mỹ. Khi ấy nền ngoại thương TC xem như sẽ được an bài.

Chưa cần đến lực ép quân sự của Mỹ đang ép quá mạnh, Mỹ đã huy động một cỗ máy chiến tranh khổng lồ bủa vây TC.

Chưa cần đến việc ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang tả sung hữu đột vận động thế giới chống lại đảng cộng sản TC.

Chỉ cần những khó khăn như trình bày ở trên, cũng đủ làm cho tính kiêu căng ngạo mạn và hợm hĩnh của Dương Khiết Trì và các lãnh đạo TC thở ô xy, nên không có gì khó hiểu khi Dương Khiết Trì kêu gọi Mỹ…

TRỞ LẠI NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI !!

#mytrungdoidau #thuongchien

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here