Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, lên án nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng siết chặt tự do internet

- Quảng Cáo -

Trước nghị định của nhà cầm quyền CSVN về “Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng” gồm sáu chương, 46 điều, đã được ký thành luật vào ngày 15 tháng 7 vừa qua và sẽ được thực thi vào ngày 1 tháng 9 tới đây, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) đã tố cáo chế độ Hà Nội ngày càng siết chặt việc sử dụng Internet và nhận định rằng đây là mối nguy hiểm đáng kể mới cho các nhà báo mạng và các blogger.

Theo ông Shawn Crispin, đại diện cao cấp khu vực Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo thì “Những hạn chế nêu ra trong nghị định này nhằm mục đích buộc những công ty Internet toàn cầu như Google, Facebook và những công ty khác tiếp tay cho việc leo thang đàn áp của Việt Nam đối với tự do Internet.”

Nghị định này cũng áp dụng cho cả các công ty Việt Nam và nước ngoài cung cấp dịch vụ Internet hoặc thông tin trong nước. Nghị định cũng buộc các công ty tiết lộ danh tính người sử dụng vi phạm những điều cấm kỵ được nhà cầm quyền CSVN quy định khá mơ hồ.

Nghị quyết cũng hạn chế nghiêm ngặt những loại nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đưa lên các trang web liên quan đến Việt Nam và những trang mạng truyền thông xã hội.

- Quảng Cáo -

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo kêu gọi chính phủ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bãi bỏ nghị định đáng xấu hổ này và dừng ngay lập tức chiến dịch nhằm vào các nhà báo mạng và blogger.

Cho đến bây giờ, người ta chưa biết nếu vi phạm cái nghị định mới này thì sẽ bị trừng phạt ra sao ?

Ngoài Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, các tổ chức bảo vệ nhân quyền khác như Phóng Viên Không Biên Giới, Human Rights Watch, Amnesty International v.v… cũng thường xuyên lên án chế độ Hà Nội đưa ra các luật lệ mơ hồ và đi ngược lại những cam kết quốc tế về nhân quyền mà CSVN ký cam kết thi hành.

 Mạng lưới blogger Việt Nam trao tuyên bố 258 cho Đại Sứ Quán Hoa Kỳ

Tin từ mạng lưới blogger Việt Nam thì vào lúc 2 giờ chiều ngày thứ 24/07, một số blogger đã có cuộc gặp với Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội để trao bản Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam, gọi tắt là Tuyên bố 258.

Tại cuộc gặp, bốn blogger là Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Vũ Hiệp, Lê Dũng và Lã Việt Dũng, đã trao Tuyên bố 258 cùng danh sách hơn 100 người ký tên chung cho 2 quan chức cao cấp của Đại Sứ Quán Hoa Kỷ. Có thể coi bản Tuyên bố này là hành động tập thể đầu tiên của giới blogger chính trị ở Việt Nam nhằm nói lên quan điểm của mình trước việc Nhà nước Việt Nam tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016.

Bốn blogger cho biết, họ gồm hai người làm kinh doanh và hai sinh viên hiện đang sinh sống ở Hà Nội, là công dân Việt Nam, họ mong muốn được góp tiếng nói vào bản Tuyên bố để từ đó vận động sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Hợp Quốc, của nước Mỹ và các tổ chức quốc tế, bạn bè quốc tế trong việc thúc đẩy Chính phủ Việt Nam cải thiện các quyền tự do của nhân dân.

Về phía Sứ Quán Hoa Kỳ, 2 quan chức cho biết Washigton cũng rất quan tâm đến tình hình nhân quyền tại Việt Nam, và cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này trong những lần làm việc với giới lãnh đạo Việt Nam.

Có thể coi đây là một sự kiện rất ý nghĩa, bởi nó diễn ra đồng thời với chuyến thăm Washington của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Ngoài cuộc gặp gỡ với cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, trong thời gian tới, mạng lưới blogger dự kiến sẽ tiếp tục đến gặp các đại sứ quán khác ở Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế về nhân quyền, để trao tận tay Tuyên bố 258.

 Phong trào “Công lý cho Ls Lê Quốc Quân” vẫn liên tục được ủng hộ

Sau ngày phiên tòa do nhà cầm quyền Việt Nam dàn dựng để bỏ tù bằng được vị luật sư yêu nước Lê Quốc Quân đã bị Tòa án Hà Nội hoãn lại vào giờ chót. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và vật chất đối với gia đình Ls Lê Quốc Quân cũng như những người yêu mến anh. Đây cũng là chiêu thức được nhà cầm quyền Việt Nam thường dùng để đánh lạc hướng dư luận và chuyển hướng sự phẫn nộ của quần chúng, nhất là làm nản chí những người yêu mến Công lý và ủng hộ Ls Quân. Nhưng chiêu bài này không còn mấy hiệu lực. Bởi từ khi có thông báo về phiên tòa dàn dựng xét xử Ls Lê Quốc Quân cho đến nay, phong trào “Công lý cho Ls Lê Quốc Quân” vẫn liên tục được mọi người khắp đất nước ủng hộ. Đặc biệt, từ quê hương, các giáo xứ, giáo họ, hội đoàn khắp Giáo phận Vinh đã liên tục dâng Thánh lễ, chầu Thánh Thể và thắp nến để cầu nguyện cách riêng cho Ls Quân, gia đình và Quốc thái dân an.

Tại giáo xứ Thanh Xuân, tối 20.07, linh mục Fx. Phan Văn Quyền cùng giáo xứ Thanh Xuân, hạt Thuận Nghĩa, Gp Vinh (thuộc xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã làm giờ chầu Thánh Thể và thắp nến cầu nguyện cách riêng cho Ls Lê Quốc Quân cùng những người dấn thân đấu tranh cho tự do, dân chủ, công lý và sự thật đang bị nhà cầm quyền bách hại.

Ngoài sự tham dự của hơn 1.000 giáo dân, buổi cầu nguyện còn có sự hiện diện của các thân nhân gia đình Ls Lê Quốc Quân và thân nhân của blogger Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải là bà Dương Thị Tân và anh Nguyễn Trí Dũng đang có mặt tại Nghệ An trong chuyến thăm gặp chồng, cha của mình là người tù lương tâm bất khuất đã tuyệt thực hơn 30 ngày qua tại Trại giam số 6, huyện Thanh Chương, Nghệ An.

Đặc biết mới đây trong trong văn thư đề ngày 23/07 Ban Công Lý và Hòa Bình giáo phận Vinh đã đề nghị “Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định đình chỉ vụ án, trả tự do vô điều kiện cho luật sư Lê Quốc Quân và những người liên quan, đồng thời buộc những người có trách nhiệm bồi thường xứng hợp cho họ và gia đình. Nếu chúng ta tôn trọng Sự Thật thì đây là chọn lựa duy nhất”.

Lãnh đạo Hà Tĩnh ăn chặn tiền viện trợ của quốc tế

Dư luận Hà Tĩnh đang bùng lên sự phẫn nộ vì có tin cán bộ lãnh đạo một số xã ăn chặn, “đút túi” tiền viện trợ của quốc tế bằng nhiều thủ đoạn trắng trợn.

Theo báo Dân Trí thì vào năm 2009, ba xã nghèo của tỉnh Hà Tĩnh là Gia Phố, thuộc huyện Hương Khê, và Cẩm Minh, Cẩm Quang thuộc huyện Cẩm Xuyên được chính phủ Nhật Bản thuận cấp viện trợ không hoàn lại để xây dựng một số công trình cơ sở hạ tầng.

Sau khi nhận được tiền viện trợ từ Ðại Sứ Quán Nhật Bản tại Việt Nam, các cán bộ lãnh đạo ba xã nói trên bắt tay vào việc xây trường học, sửa chữa đường sá… và hầu hết các công trình này đều đã được tiến hành trong hai năm 2009-2010.

Tuy nhiên, cho đến mới đây, dư luận bật ngửa khi khám phá ra rằng các ngân khoản viện trợ của chính phủ Nhật Bản đã bị ăn chặn đến một nửa. Một trong những công trình gian dối được coi là “điển hình” là trường tiểu học Ðông Hải, được xây dựng tại xã Gia Phố, huyện Hương Khê. Theo thiết kế ban đầu đã thông báo với Ðại Sứ Quán Nhật Bản, ngôi trường này cao hai tầng, gồm 6 phòng học. Nhưng đến nay, người dân mới vỡ lẽ ra, trường tiểu học Ðông Hải được xây dựng xong là một tòa nhà một tầng, với vỏn vẹn ba lớp học.

Trước đó, để “báo cáo thành tích” với Ðại Sứ Quán Nhật, chính quyền xã Gia Phố cho gắn bảng có ghi hàng chữ “Công trình do Ðại Sứ Quán Nhật Bản tài trợ” trước một ngôi trường đã được xây trước đó cao hai tầng và cũng có 6 phòng học. Ngôi trường giả mạo với tấm bảng được chụp ảnh gửi cho chính phủ Nhật Bản để làm bằng.

Ông Nguyễn Thanh Sơn, giám đốc Công ty Sơn Hải, nhân chứng “sống” của vụ ăn chặn nói trên cho biết, chính công ty ông đã xây dựng hai ngôi trường nói trên. Riêng ngôi trường tiểu học “thật” một tầng, 3 phòng đã được xây với giá 720 triệu đồng, tương đương 36,000 đôla. Ông Sơn xác nhận rằng, chính quyền xã Gia Phố đã mượn hồ sơ của trường học hai tầng, 6 phòng nằm cạnh để làm thủ tục thanh toán với Ðại Sứ Quán Nhật Bản.

Trong khi đó, theo bà Lê Thị Huyên, hiệu trưởng trường tiểu học Ðông Hải, chính quyền xã chưa chịu bàn giao cho bà ngôi trường tiểu học “bị ăn chặn một nửa” sau hai năm khánh thành.

Báo Dân Trí còn cho biết, hai ông chủ tịch xã tên Nguyễn Văn Cầm và ông địa chính tên Nguyễn Văn Trọng, cùng với ông cán bộ tư pháp Nguyễn Ðức Thắng đã chia 40% tiền viện trợ, tức khoảng 640 triệu đồng, tương đương 32,000 đôla cho một bà môi giới ở Nghệ An. Sau đó, ba ông này còn giữ lại 300 triệu đồng, tương đương 15,000 đôla để chia nhau.

Ngoài ra, một công trình xây đường ở xã Cẩm Quan và Cẩm Minh cũng đã bị chính quyền địa phương ăn chặn. Tiết lộ của báo Dân Trí nói rằng, chính quyền xã cũng đã chia 40% khoản tiền viện trợ cho người môi giới trước khi trích lại một khoản bỏ túi riêng. Vì vậy, con đường dài 1.3 cây số chỉ mới được xây dựng một nửa thì bỏ dở vì hết tiền.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here