21.000 vụ phá rừng, chỉ 10 vụ được xử

- Quảng Cáo -

21.000 vụ phá rừng, chỉ 10 vụ được xử

1517cd2c07e661.imgTheo Tổng Cục Kiểm Lâm Việt Nam, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2014, cả nước có trên 21.000 vụ vi phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ rừng. Tuy nhiên chỉ có 195 vụ được đưa ra xử lý hình sự. Và trong số 195 vụ đó, cũng chỉ 10 vụ được đưa ra xét xử, chiếm 5%.

Vẫn theo Tổng Cục Kiểm Lâm, có đến 2.000 vụ phá rừng trái phép với diện tích trên 600 hecta; 10.345 vụ vi phạm lâm luật về khai thác, chế biến vận chuyển và mua bán trái phép gỗ rừng, tịch thu trên 22.600 m3 gỗ; gần 400 vụ vi phạm về quản lý, mua bán vận chuyển tiêu thụ động vật hoang dã với trên 5.000 các thể động vật bị xâm hại…

Ngoài việc lâm tặc đốn hạ gỗ quý, buôn bán động vật hoang dã, phá rừng để khai khoáng,… tình hình phá rừng để lấy đất trồng rừng, trồng cây công nghiệp hoặc để chiếm dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đang diễn biến phức tạp tại các địa phương.

- Quảng Cáo -

Ông Hà Công Tuấn, thứ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cho biết, dù đã có nhiều tiến bộ, số vụ vi phạm lâm luật giảm, song diện tích và lâm sản bị triệt hạ, buôn bán lại gia tăng.

Ðặc biệt là các vụ việc chiếm đất rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng diễn ra ở các lâm phận, các nông trường, các chính quyền cơ sở được nhà nước giao đất để quản lý xảy ra khá gay gắt thời gian qua, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên và Bình Phước.

 

Sở Nội vụ Kontum cấm Toà Giám mục Kontum tổ chức lễ tại Đức Mẹ Măng Đen

Hôm 30/11/2014 ông Phạm Văn Long, trưởng Ban tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Kontum đã ký văn thư số 82/BTG-NV không đồng ý Toà Giám mục Kontum tổ chức mừng lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội tại tượng đài Đức Mẹ Măng Đen, huyện Kon Plong, vào 2 ngày 9 và 10/12/2014.

Trước đó, ngày 5/11/2014 Toà Giám mục Kontum đã có văn thư gửi UBND tỉnh Kontum để thông báo tổ chức Lễ này. Tuy nhiên, Sở Nội vụ nghĩ rằng mình có quyền cho hay không cho nên đã trả lời bằng một văn thư quan liêu, cửa quyền và nêu ra những lý do hết sức vô lý:

Năm 2014 Tòa Giám Mục đã tổ chức lễ Mừng kính Đức mẹ sầu bi tại thôn Măng Đen rồi; Các hoạt động phải tổ chức tại các cơ sở thờ tự hợp pháp; Quốc lộ 24 (đoạn Kontum đi Quảng Ngãi) đang được sửa chửa, nâng cấp, không bảo đảm an toàn giao thông.

Sự kiện này làm nhớ lại câu nói bất hủ của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt với UBND TP. Hà Nội: “Tự do tôn giáo là quyền, chứ không phải là ân huệ xin cho”. Tại Việt Nam, dưới chế độ cộng sản, luật pháp tạo ra nhằm kiểm soát và can thiệp vào nội bộ sinh hoạt tôn giáo chứ không nhằm tạo điều cho người dân thực hành quyền tự do tôn giáo.

Vv-Mang-Den

 

Campuchia trục xuất người Thượng theo yêu cầu của Việt Nam

53ddcb3e-fdd1-40fd-9397-6a7302793864Nhà cầm quyền CS Việt Nam đã gửi một danh sách ghi tên 16 người thiểu số, cư trú tại Tây Nguyên, tháng trước đã chạy sang Campuchia lánh nạn và đề nghị Campuchia bắt giữ, trục xuất những người thiểu số này. Báo chí Campuchia cho biết, cả 16 người đang tạm trú tại vùng Lumphat, thuộc tỉnh Ratanakkiri. Một tỉnh nằm ở phía Bắc Campuchia.

Ông Nguon Koeun, một thiếu tướng cảnh sát của Campuchia vừa cho biết sẽ đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, trục xuất những người thiểu số đang lánh nạn ở Campuchia.

Trước thông tin vừa kể, bà Vivian Tan, một nhân viên của Cao ủy Tỵ nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) tại Campuchia, cho biết, UNHCR đang làm việc với  chính quyền Campuchia để xác định 16 người mà Việt Nam đề nghị Campuchia trục xuất có hội đủ điều kiện để được xem là người tỵ nạn hay không.

Theo bà Tan, UNHCR đã khuyến cáo Campuchia khoan trục xuất những người này vì có thể họ sẽ gặp nguy hiểm khi bị trả về Việt Nam. Tuy nhiên tướng Sok Phal, nhân vật đứng đầu Văn phòng Di trú của Bộ Nội vụ Campuchia, vừa khẳng định, chỉ chính phủ Campuchia mới quyết định 16 người thiểu số vừa kể có phải là người tỵ nạn hay không mà thôi.

Xưa nay, Campuchia vẫn là nơi mà nhiều đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên chạy sang lánh nạn khi bị chế độ CSVN đàn áp vì không chịu từ bỏ niềm tin tôn giáo của họ và tranh đấu đòi quyền sống.

Hai cuộc nỗi dậy lớn của đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên và đã bị đàn áp dã man xảy ra vào năm 2001 và 2004 khiến sau đó có hàng ngàn người vượt biên sang Cambodia xin tị nạn chính trị.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here