80 phần trăm của con số không: Những tuyên nhận ảo của Trung Quốc trên Biển Đông

Steven Stashwick - The Diplomat

- Quảng Cáo -

Một bản phân tích chi tiết của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về bản đồ này cho thấy nó thiếu nền tảng địa lý, pháp lý và lịch sử để cấu thành một tuyên nhận chủ quyền lãnh hải. Tuy bản đồ chín vạch bây giờ thường xuất hiện dưới dạng đồ họa, bối cảnh của ghi chú đính kèm gợi ý rằng bản đồ này chỉ mô tả tuyên nhận chủ quyền trên các đảo tại Biển Đông, chứ không phải vùng biển này. Và tuy ghi chú có nêu lập trường chính thức của Trung Quốc về các đảo này, nó có lẽ không trở thành một tuyên nhận có giá trị pháp lý tự nó. Hoa Kỳ thì không nhìn nhận tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc hay các quốc gia nào khác khi chủ quyền của các đảo chưa được giải quyết thì vấn đề lãnh hải vẫn còn là điều tranh cãi.

Chủ quyền quần đảo Trường Sa vẫn còn trong vòng tranh chấp.
Chủ quyền quần đảo Trường Sa vẫn còn trong vòng tranh chấp.

Bối cảnh này phù hợp với các tuyên bố chính thức của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc và Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó họ luôn nhắc đến chủ quyền của các đảo, chứ không phải vùng biển. Nhưng với cách trình bày mập mờ Trung Quốc tạo ấn tượng tuyên nhận chủ quyền rộng lớn hơn. Sau chuyến công tác của chiến hạm Lassen, mặc dầu có lên tiếng phản đối chuyến đi này, Trung Quốc tuy thế không lấy lập trường thẳng thừng hay hàm ý rằng: có phải đảo Subi có phạm vi 12 hải lý, có phải Hải quân Hoa Kỳ vi phạm chủ quyền Trung Quốc, vùng biển nào mà Trung Quốc tuyên nhận chủ quyền, và lằn mức leo thang nào hiện hữu nếu xảy ra trên tương lai.

Lợi hại của mập mờ chiến lược

Lập trường mơ hồ về lãnh hải cho phép một quốc gia lấn lướt càng nhiều chừng nào được chừng đó trong khi vẫn để mở hé lối thoát để tránh chạm trán quân sự. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc gọi chuyến đi của Lassen là bất hợp pháp, gây hại cho “quan hệ Mỹ-Trung, hoà bình và ổn định trong vùng”, và cảnh cáo Hoa Kỳ “kiềm chế những hành vi nguy hiểm hay khiêu khích”. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc ca ngợi Hải Quân Trung Quốc đã làm tròn nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, gìn giữ ổn định và hòa bình tại Biển Đông.

Sự lên tiếng mạnh mẽ của Trung Quốc chỉ nhắm đến đối tượng quần chúng trong nước và báo giới quốc tế. Ấn tượng mà truyền thông đưa tin là phản ứng của một Trung Quốc “giận dữ” đưa tàu chiến bám sát theo chiến hạm Lassen và “cảnh cáo” về việc qua lại “bất hợp pháp” và “cưỡng bức”. Theo lời kể lại của hạm trưởng tàu Lassen thì thực tế là chiến hạm Trung Quốc bám sát theo là chiếc tàu mà Lassen đã tương tác thường xuyên và thân mật trong nhiều tuần khi Lassen đi tuần tra trong vùng, và sau khi chuyển lời “cảnh cáo” mà Bộ Ngoại Giao đề cập, họ chúc chiến chạm Hoa Kỳ một “chuyến đi vui vẻ” và mong là “sẽ gặp lại”.

Chiến hạm USS Lassen tuần tra (Ảnh: European Press Photo Agency)
Chiến hạm USS Lassen (Ảnh: European Press Photo Agency)
- Quảng Cáo -

Rõ ràng là Trung Quốc không có ý định muốn leo thang để gây ra sự cố với Hải quân Hoa Kỳ, nhưng cũng rõ rệt là họ muốn gầy dựng ấn tượng là họ có thể hay sẽ làm thế. Sự tương phản sâu sắc giữa thực tế và tin tức đưa ra cho thấy Trung Quốc muốn củng cố việc lấn chiếm trên Biển Đông bằng cách tăng ấn tượng là họ sẵn sàng chiến đấu để thuyết phục quần chúng Hoa Kỳ là chính quyền Hoa Kỳ không nên “liều lĩnh” can thiệp.

Nhưng chiến lược này có vấn đề nơi sân nhà khi mà giới chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc cũng bày tỏ thái độ tương tự về các vùng biển tuyên nhận nhằm nhắm đến khán giả quốc tế. Vì thế Trung Quốc sẽ gặp áp lực mạnh từ các lực trong nước không nhận thức được lập trường tinh vi cẩn thận của chính quyền. Giới chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc rất bất bình khi thấy chính quyền có khuynh hướng ra thông báo phản đối hơn là có hành động quân sự đối với chuyến tuần tra của Lassen.

Và điều nguy hiểm tột cùng là nếu cả Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu tin vào bộ tịch của chính họ – hay tệ hơn, bộ tịch của giới truyền thông và bình luận mà không liên quan gì đến chiến lược chính thức. Ngay bây giờ thì rõ rệt là cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không muốn rủi ro đụng độ trên Biển Đông, ngay cả khi đôi bên không thích cách hành xử của nhau. Nhưng đến lúc nào đó bộ tịch của đôi bên đòi hỏi phải có hành động tương xứng – mặc dầu chẳng bên nào muốn.

Steven Stashwich là phân tích gia và cây bút ở thành phố New York. Ông từng là sĩ quan hải quân Hoa Kỳ 10 năm trời với nhiều lần công tác tại vùng Tây Thái Bình Dương. Ông thường viết về các vấn đề hàng hải ở Đông Á và vẫn còn phục vụ trong lực lượng trừ bị Hải Quân Hoa Kỳ. Quan điểm trong bài viết này là của riêng ông.

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo The Diplomat – 9/2/2016

 

- Quảng Cáo -

48 CÁC GÓP Ý

  1. Biết vậy mà tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philipin ? Có phải là hèn nhát hay không ? hay là tình hữu nghị giữa hai đảng đặt lên trên lợi ích của dân tộc ? người cộng sản còn nợ dân câu trả lời này !

    • Không những đang phê, chóp bu Hà Nội còn tính chuyên ăn đời ở kiếp với chóp bu Bắc Kinh.

    • Philipin có mỹ chống lưng, VN ai chống lưng hả, dám đánh nó ko. Mỹ còn ko dám đánh, ở đó mà làm a hùng bàn phím

  2. Chẳng có gì muốn nói về anh bạn “Ăn đằng Sóng,Nói đằng Gió”. Cùng nhau đoàn kết để tẩy chay anh bạn xấu xa này đi.Chơi với bạn mà cứ đâm sau lưng bạn thì quá Nguy Hiểm Chết Hết bạn bè còn gì nữa.Hết bạn hết bè thì sống với ai đây!!! Chả lẽ như Rô- Bin – Sơn!!!

  3. Chẳng có gì muốn nói về anh bạn “Ăn đằng Sóng,Nói đằng Gió”. Cùng nhau đoàn kết để tẩy chay anh bạn xấu xa này đi.Chơi với bạn mà cứ đâm sau lưng bạn thì quá Nguy Hiểm Chết Hết bạn bè còn gì nữa.Hết bạn hết bè thì sống với ai đây!!! Chả lẽ như Rô- Bin – Sơn!!!

  4. TQ dưới ách thống trị của Bành trướng đại hán khong bao giờ nghe , hiểu,thực thi luật pháp quốc tế! Điều này đã được minh chứng trong LS. Họ chỉ miễn cưỡng chấp nhận thực tế khi họ khong thể thực hiện mưu đồ truyeenf kiếp đó. Liệu chúng ta,con daan nước Việt có tiếp nối truyền thống cha ông khẳng định “Nam quốc sơn Hà Nam đế cư, tuyệt nhiên định phận tại thiên thư…”?

  5. Không bao giờ nền coi kẻ cướp là bạn.Dù chỉ trên lời nói nếu không sẽ bị mê hoặc bởi những mỹ ngôn mả lãnh đạo lũ cướp phương Bắc tung ra nhằm che đậy hành vi ằn cướp xấu xa

  6. Con quạ…thì không thể màu trắng… Dù có sơn phết màu gì lên mình nó… Thì một thời gian ..nó cũng lòi ra…. Màu đen xấu xí… Của nó mà thôi…!

  7. Tôi thấy khong phải chỉ Hoang xa,Trường xa mà cả nước ta cũng sắp thành cuốn,bang của tàu rồi cứ xem các dự án ,các dầu tư….dương tàu trên khong… Sự hiên diên của dan tầu dã khắp cả nước mình rồi còn gì

  8. Cái khốn nạn nhất là bọn việt gian việt cộng tiếp tay bán nước giúp cho Trung cộng bành trướng.

  9. Nam quốc sơn hà nam đế cư… Bài hịch của Lý Thường Kiệt đã được dịch mới lai rồi bạn ơi… Cập nhật lại thông tin đi…

  10. ngay nay nguoi Viet ai cung biet la nhu vay chien luoc va sach luoc ta cung hoc tu Trung Quoc, thang duoc TQ rat can nhung Ngo Quyen, Tran hung Dao ngay nay…Tuong ke tuu ke moi la bac tri dung tri nhan…Rat can rat can nhung ke sach muu luoc va chien luoc cua Hien Nhan tran tro truoc van nuoc

  11. Bọn bạo chúa của TQ luôn tìm cách truyền lại tham vọng để bành trướng và chủ nghĩa vật chất bạo tàn!!!! Ngày nào người TQ chưa nhận ra loài người là mầu nhiệm huyền diệu của đấng sáng tạo thì TG sẽ còn khổ sở lầm than!!!!

  12. Bản chất tham lam nó nằm trong tận xương tủy của Trung Quốc không tẩy được đâu , chỉ có dìm đầu chúng xuống sông Bạch Đằng là mới yên thôi

  13. CON GI DE DONG GOP NGAY XUA ONG CHA DA DAO PHAP DO HO VN LA BI GIET NGAY , THI NGAY HOM NAY CUNG THE , AI DAM DA DAO BON TAU CONG THI SE BI BO TU NGAY THOI , RAT DE HIEU …VAY MA KG THU TINH CON NOI…XIN CAC VI HAY THUC TINH SOM

  14. trong gia ban nuoc de giu dang sau nay VN thanh 1 tinh cua trung cong de trong gia tha ho vo vet cuop bop, de dan vo toi de bao ve dang

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here