Thời điểm nguy cấp cho Washington và Bắc Kinh tại Biển Đông

Dan De Luce, Keith Johnson - Foreign Policy

- Quảng Cáo -

Những đòn phản công

Trọng tâm của vụ kiện của Phi Luật Tân là cho rằng các địa dư trong vùng tranh chấp là đá chứ không phải đảo. Thoạt nghe có vẻ không gì khác lắm nhưng có sự phân biệt quan trọng: Theo luật pháp quốc tế, đảo thì có được vùng đặc quyền kinh tế nới dài ra 200 dậm; đá thì không được. Và đá ngầm dưới mặt nước khi thủy triều lên không được quyền có hải phận.

Tuy nhiên Tòa Án Trọng Tài Quốc Tế không có quyền thực hiện án lệnh. Và Trung Quốc đã tuyên bố từ đầu là họ không tuân theo phán quyết. Các chuyên gia cho rằng như thế thì chỉ còn có Hoa Kỳ mới có khả năng để thực hiện làm cho phán quyết có giá trị. Chẳng hạn như có chuyến tự do hải hành đi ngang những địa dư không được xem là đảo chẳng hạn.

 Phiên điều trần tại Tòa Án Liên Hiệp Quốc trong vụ kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân.
Phiên điều trần tại Tòa Án Liên Hiệp Quốc trong vụ kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân.

Phán Quyết của Tòa The Hague đòi hỏi chính quyền Obama quyết định xem có nên tái xác nhận thẩm quyền của tòa án với các cuộc tuần tra.

Các nhà phân tích và cựu viên chức Hoa Kỳ cho biết là Bộ Ngoại Giao sẽ khởi động một chiến dịch ngoại giao sau khi có phán quyết để xiển dương đây như là một quyết định hệ trọng nêu gương về cách giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa.

- Quảng Cáo -

Phán quyết bất lợi cho Trung Quốc đến từ một tòa án được trọng vọng như tòa The Hague sẽ là một sự xấu hổ chính trị cho một quốc gia tự cho mình là tác nhân có trách nhiệm trên diễn đàn thế giới. Nhưng Bắc Kinh cũng có thể quyết định lờ đi, dựa trên suy tính là Washington và các quốc gia Châu Á không dám liều lĩnh đụng độ quân sự hoặc trả đũa kinh tế.

Và dẫu phán quyết như thế nào đi nữa, chẳng ai dám bảo là Bắc Kinh sẽ từ bỏ những tuyên nhận chủ quyền hoặc sẽ tháo gỡ các công việc bồi đắp đảo đã làm. Đối với Washington, kết quả tốt nhất có lẽ là Trung Quốc lặng lẽ ngưng các hoạt động quân sự hóa, hoặc có động thái hòa hoãn cho phép ngư phủ Phi Luật Tân đánh cá trong vùng biển tranh chấp.

Nhưng ngay cả khi Hoa Kỳ phản công toàn diện, bằng cách gia tăng tuần tra, gia tăng hợp tác quân sự với các đối tác và đồng minh tại Châu Á, và củng cố tầm với kinh tế qua hiệp ước TPP, có lẻ quá trễ để đẩy lui cơn thủy triều Trung Quốc. Bắc Kinh có vẻ có ý định xác quyết những quyền lợi quan trọng không chối cãi trong vùng Tây Thái Bình Dương, dầu có làm cho quan hệ với Washington xấu đi.

Hoàng Thuyên lược dịch

Theo Foreign Policy – 17/2/2016

- Quảng Cáo -

5 CÁC GÓP Ý

  1. Lúc này là lúc việt nam phải hành động?Thứ nhất chống tham nhũng quyết liệt,thứ hai tạo điều kiện thận lợi nhất cho người nhân,xem lại luật nào gây khó khăn cho người dân thì phải gỡ,thứ ba cần phải hợp tác mạnh mẽ kinh tế,quân sự với các nước ,thứ bốn mở cửa tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong và ngoài nuớc.muốn làm được bốn điều trên không có gì là khó.

  2. VN can phai Tu lo Cho dat nuoc cua Minh, dung nen Chan Cho GI o My va cac nuoc dong Minh (neu co thi rat tot) ,neu khg thi se roi vao tay giac tai. Cac ban co muon bi thang tau do ho khg?.

  3. May thang cho de chong cong dang Viet Tan sao khong thay hanh dong gi ca? Du ma bon lua dao Viet Tan !!! Da dao Do Hoang Diem Nguyen Phu Trong muon nam

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here