Quốc hội CSVN thông qua Luật báo chí sửa đổi

Việt Nam hiện có khoảng hơn 1.000 báo đủ loại và gần cả trăm cơ quan truyền hình, phát thanh.
- Quảng Cáo -

HÀ NỘI (CTM Media) – Quốc hội CSVN khóa 13, kỳ họp thứ 11 thông qua Dự luật Báo chí sửa đổi vào sáng ngày 5 Tháng Tư 2016, với 89% số phiếu tán thành.  Luật báo chí mới này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 Tháng Giêng 2017.

Theo đó một số nội dung mới so với luật Báo chí hiện hành như bỏ chương quản lý nhà nước về báo chí, thay đổi kết cấu chương III (Nhiệm vụ quyền hạn của báo chí), chương IV (Tổ chức báo chí và nhà báo) của luật Báo chí 1999 thành chương III (Tổ chức báo chí) và chương IV (Hoạt động báo chí) trong luật Báo chí mới.

Một số điểm mới được ghi nhận như:

Nhà báo chỉ phải tiết lộ nguồn tin của mình khi có yêu cầu bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh, hoặc chánh án tòa án cấp tỉnh hoặc cấp tương đương. Sau khi được tiết lộ, những người đưa ra yêu cầu phải có trách nhiệm bảo vệ nguồn tin, nhà báo.

- Quảng Cáo -

Báo chí không được đưa tin về tội danh khi chưa có quyết định của tòa án.

Công nhận công dân được quyền góp ý, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của đảng hay cơ quan nhà nước.

Cho phép các cơ sở giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bệnh viện từ cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc tương đương trở lên được phép tham gia xuất bản báo chí.

Qui định các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, trong đó có: Xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân, gây chia rẽ dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm anh hùng dân tộc, tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư cá nhân.

Qui định cũng không nói rõ thế nào là xuyên tạc, phỉ báng, gây chia rẽ, tiết lộ bí mật nhà nước… Dư luận cho rằng đây cũng là những cái bẫy đối với những tiếng nói phản biện.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here