Ân Xá Quốc Tế tố cáo Việt Nam tra tấn tù nhân lương tâm

- Quảng Cáo -

PARIS, Pháp (CTM Media) – Hôm 12 tháng Bảy 2016, tổ chức Ân Xá Quốc Tế – Amnesty International đã công bố báo cáo về tình trạng giam giữ tra tấn và ngược đãi các tù nhân mà nạn nhân chính là các tù nhân bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động xã hội hay blogger tại Việt Nam.

Bản báo cáo là kết quả của một năm thu thập thông tin và phỏng vấn 18 cựu tù nhân lương tâm. Năm người trong số này nói họ đã bị biệt giam trong thời gian dài, không được tiếp xúc với không khí trong lành, nước sạch và vệ sinh. Họ kể một số tù nhân khác thường xuyên bị đánh đập. Được biết, báo cáo dựa trên những nghiên cứu trong vòng 1 năm trên cơ sở 150 giờ trao đổi với các cựu tù nhân chính kiến, đã từng ngồi tù từ 1 tháng đến 10 năm tại Việt Nam.

Báo cáo mang tiêu đề « Các nhà tù trong nhà tù : Tra tấn và ngược đãi các tù nhân bất đồng chính kiến tại Việt Nam » tố cáo chính quyền Việt Nam không tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn mà Hà Nội đã phê chuẩn từ năm 2015. Các vụ giam giữ bí mật, biệt giam kéo dài, bắt người đưa đi biệt tích hay ngược đãi tù nhân bất đồng chính kiến vẫn diễn ra phổ biến;

- Quảng Cáo -

Phần lớn những người tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị ở Việt Nam sau khi ra tù vẫn bị quản chế, theo đó họ không được tự do đi lại và bị nhà chức trách giám sát, theo dõi. Luật sư Lê Quốc Quân cho biết trên thực tế nhà nước thi hành “án quản chế” khắt khe hơn so với luật định.

Bà Cécile Coudriou, phó chủ tịch Amnesty International, cho biết : « Năm 2016, vẫn còn 84 tù nhân bất đồng chính kiến ở Việt Nam. Đó là những người tù đã không làm gì khác ngoài việc đấu tranh một cách ôn hòa. 84 người là một trong những con số lớn nhất ở một nước châu Á. Một đất nước với chế độ đặc biệt, không chấp nhận mọi sự phản biện, ly khai và với một đảng Cộng Sản đầy quyền lực có thể tìm cách làm nhụt trí các hoạt động đấu tranh bằng mọi giá.

Điều mới ở đây là những mâu thuẫn giữa các tuyên bố công khai, hứa hẹn và thực tế trong năm 2016 ngày càng trở nên trắng trợn. Điều quan trọng cần phải biết là từ tháng 2/2015, Việt nam đã phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn. Ngay sau khi phê chuẩn, người ta sẽ phải thay đổi luật sao cho phù hợp với Công ước. Thế nhưng hơn một năm sau rõ ràng là điều này chưa đủ. Chúng ta hy vọng các nước khác có thể gây áp lực với Việt Nam để sự việc được cải thiện trong những tháng tới ».

- Quảng Cáo -

2 CÁC GÓP Ý

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here