Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Đức trục xuất các nhà ngoại giao Việt Nam

Sứ quán của csvn tại Đức
- Quảng Cáo -

Berlin (CTM Media) – Theo bản tin AP từ Berlin, ngày 02 tháng Tám, chính Phủ Đức cáo buộc cơ quan tình báo của Việt Nam hôm thứ Tư, đã tham dự vào vụ bắt cóc tại Berlin, một cựu Chủ tịch tập đoàn dầu khí VN, và yêu cầu tùy viên an ninh tòa đại sứ Việt Nam là “người không được chấp thuận” phải rời Đức trong 48 giờ đồng hồ.

Trịnh Xuân Thanh, 51 tuổi, đã mất tích hồi tháng Bảy năm ngoái, trước khi bị buộc tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” dẫn đến việc thất thoát khoảng 150 triệu USD của Tổng Công ty Xây lắp Dầu khí PetroVietna.

Công an Việt Nam đã phát lệnh truy nã Trịnh Xuân Thanh vào tháng Chín, năm 2016.

Đầu tuần này, Việt Nam cho biết Trịnh Xuân Thanh đã ra đầu thú hôm thứ Hai 31 tháng Bảy.

- Quảng Cáo -

Tuy nhiên, chính phủ Đức tin rằng ông Thanh đã bị bắt cóc tại Berlin vào ngày 23 tháng Bảy. Họ nói rằng ông Thanh đã xin tị nạn ở Đức – đơn đang được cứu xét- và nhà nước Việt Nam đã đơn thương dẫn độ ông Thanh về nước.

 

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đức, ông Martin Schaefer nói với báo chí: “Không còn nghi ngờ gì nữa về sự tham gia của các cơ quan tình báo Việt Nam và đại sứ quán … trong vụ bắt cóc một công dân Việt Nam tại Berlin”

Ông nói thêm, vụ bắt cóc “là một vi phạm chưa từng có và thô bạo đối với luật pháp Đức và quốc tế” và “sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến bang giao hai nước.”

Hôm thứ ba, Đại sứ Việt Nam tại Đức đã bị triệu tập và được thông báo: Ông Thanh cần có mặt ở Đức để tiến hành các thủ tục xin tị nạn, và Việt Nam phải tuân thủ tiến trình dẫn độ.

Ông Schaefer cũng cho biết, trước đó, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 vừa qua, Hà Nội đã bày tỏ ý muốn dẫn độ Trịnh Xuân Thanh.

Ông Schaefer nói thêm: “Không thể chấp nhận nước khác chà đạp luật pháp Đức trên chính lãnh thổ Đức. Nội vụ ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến bang giao Đức – Việt. Đồng thời nó là sự đổ vỡ tín nhiệm cực kỳ nặng nề. Chúng tôi có quyền đưa ra thêm các biện pháp nếu cần, liên quan đến các chính sách về chính trị, kinh tế và phát triển.”

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here