Nhiễm độc tinh thần

"Khỉ Trường Sơn nổ!"
- Quảng Cáo -

Ngo Du Trung FB

Khi một dân tộc bị đầu độc tinh thần hơn nửa thế kỷ thì ngay cả giới trí thức của dân tộc đó cũng có những suy nghĩ bị… nhiễm độc.

Dạo trên mạng, tôi thường xuyên gặp cái suy nghĩ này của nhiều người Việt, ngay cả những người Việt trí thức. Đó là: “Hễ ngoi lên được địa vị lãnh đạo thì phải có tài. Và dù mình có tài hơn lãnh đạo đi nữa thì mình vẫn là dân, vẫn không bằng lãnh đạo, được cả thế giới công nhận, được tổng thống các nước trên thế giới tiếp đón long trọng…”

Đó là cái tư duy “thần phục”, cái tư duy “nô lệ” của những người bị đè đầu hơn nửa thế kỷ.
Không phải “nó” là lãnh tụ, được các nguyên thủ quốc gia trên thế giới tiếp đón “long trọng” thì mình không được phép phê bình “nó”, không được chê “nó”, không được tìm cách thay đổi “nó”.

- Quảng Cáo -

Lãnh đạo của các nước dân chủ, tự do coi cái việc “lãnh đạo” của họ là công việc dân giao cho làm, chứ không phải hễ làm lãnh đạo thì thành bố của “nhân dân”, không ai được phê phán. Và nếu lãnh đạo không làm tròn bổn phận của họ thì hết nhiệm kỳ sẽ “được” dân chúng mời xuống, chứ không thể gắn bồ lon vào ghế ngồi mãn đời được.

Còn người dân ở các nước tự do, dân chủ coi lãnh đạo là người họ bầu lên để điều hành đất nước, chứ không phải họ bầu lãnh đạo lên để làm bố họ; và nếu không có tài, không làm tròn trách nhiệm thì hết nhiệm kỳ sẽ bị mời xuống.

Người dân ở các nước tự do dân chủ, ngay cả trẻ em, không hề sợ các viên chức của chính quyền, không hề có thái độ sợ sệt, khúm núm khi đến các “cửa quan”; không giống như dân chúng ở các nước độc tài phải khúm núm, sợ sệt, y như đang đi xin khi đến các cơ quan công quyền.

Việc tiếp đón “long trọng” nguyên thủ các quốc gia trên thế giới là “thủ tục” ngoại giao, là nếp sống văn minh của thế giới tự do; chứ không phải vì mình “ngon lành”, mình “tài ba lỗi lạc” mà họ tiếp đón mình “long trọng” như bọn khỉ Trường Sơn vẫn nghĩ, vẫn khoe.

- Quảng Cáo -

8 CÁC GÓP Ý

  1. Đúng cũng là con ngưòi bình thường đươc xã hội phân công làm theo trách nhiệm công cộng thôi chứ không phải là bố mẹ mình thầ thánh gì rất hay…

  2. Đây là lối tư duy lệch lạc: người ta đón mình long trọng vì họ nể sợ mình. Thực ra, tiếp đón trọng thể là vấn đề thể diện trước hết là của chủ nhân. Cho nên tiếp đón khách mà khiếm lễ, có nghĩa là chủ mất thể diện, chẳng phải khách mất thể diện như phần động người ta tư duy lệch lạc. Lấy thí dụ một tổng thống Hoa kỳ tiếp khách thất lễ, bắt quốc khách phải chờ, rồi lại có kẻ hớn hở, cho là ông tổng thống này chơi tay trên, làm bẽ mặt khách. Thật ra, đây chỉ là bằng chứng cho thấy chủ nhà tư duy lệch lạc về “lễ”, cũng như những kẻ a dua và ca tụng việc làm khiếm lễ này.

  3. Đến châu âu họ còn can thiệp đc huống chi ngài bảo dân bầu.trong quốc hội bầu nhau dân bầu sau. Lấy đâu dân chi. Hãy để dân bầu trước trong quốc hội bầu sau xem.thi tình hình sẽ khác

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here