Chiến tranh (kinh tế, kỹ thuật, quân sự) ơi, hãy đến !

- Quảng Cáo -

Trần Trung Đạo

Chính phủ Canada vừa bắt giữ bà Meng Wanzhou, viên chức tài chánh chính (CFO) của đại công ty Huawei Technologies.

Theo phát biểu của Thượng Nghị Sĩ Ben Sasse, thuộc đảng Cộng Hòa tiểu bang Nebraska, bà Meng Wanzhou bị bắt vì vi phạm chính sách trừng phạt kinh tế của Mỹ đối với Iran. Canada là đồng minh gần gũi của Mỹ, và như TNS Ben Sasse nói, “đồng minh của chúng ta không ngồi bên lề” cuộc tranh chấp giữa Mỹ và Trung Cộng.

Bà Meng Wanzhou bị giữ tại Vancouver, British Columbia, Canada thứ bảy tuần rồi. Khả năng cao bà Meng Wanzhou sẽ bị giao cho chính phủ Hoa Kỳ. Trung Cộng gay gắt tuyên bố bà Meng Wanzhou phải được trả tự do.

- Quảng Cáo -

Sự kiện Meng Wanzhou làm tăng thêm mức căng thẳng đang có giữa Mỹ và Trung Cộng trong nhiều lãnh vực. Ngoài cuộc chiến thương mại, còn có cuộc chiến kỹ thuật và làm nóng thêm khả năng cuộc chiến quân sự trong tương lai.

Tại sao là Huawei Technologies?

Việc bắt giữ bà Meng Wanzhou mang ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến kỹ thuật. Huawei Technologies là công ty kỹ nghệ thông tin lớn nhất tại Trung Cộng và trong hàng đầu thế giới. Công ty này sản xuất nhiều smartphone hơn cả Apple và chỉ sau Samsung. Riêng năm 2017, Huawei Technologies thu nhập 90 tỉ Mỹ kim.

Nhưng quan trọng hơn, hệ thống thông tin của Huawei Technologies trải rộng và được sử dụng như xương sống thông tin khắp thế giới.

Các nhà lập pháp Mỹ tố cáo Huawei là cánh tay tình báo kỹ thuật của Trung Cộng.

Chính phủ Trump xem các cạnh trạnh kỹ thuật như là một phần của an ninh quốc gia. Cô lập Huawei qua việc bắt giữ các viên chức của công ty này tại các nước đồng minh với Mỹ là một cách để giới hạn hoạt động của công ty.

Chiến tranh có hại và có lợi cho ai?

Chiến tranh nào cũng tốt vì chiến tranh nào cũng có hại cho Trung Cộng và giúp cầm chân tham vọng bành trướng của Tập Cận Bình. Trung Cộng huênh hoang nhưng rất sợ chiến tranh khu vực.

Như bài học Chiến tranh Lạnh cho thấy, chiến tranh có lợi cho các quốc gia nhỏ biết vận dụng chính sách của các đại cường để phát triển quốc gia họ như Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore, Tây Đức, Nhật Bản v.v…

Như người viết đã bàn trong bài thứ nhất của bộ chính luận, trong lúc hai cuộc chiến tranh thế giới, thứ nhất và thứ hai, gây nhiều tang tóc trong lịch sử loài người nhưng cũng để lại nhiều bài học:

(1) Các nhà chiến lược quân sự đều đồng ý rằng, nếu chiến tranh là chọn lựa duy nhất để bảo vệ sự sống còn của đất nước, yếu tố quyết định mà một nhà lãnh đạo phải làm là chủ động chọn thời điểm để phát động chiến tranh.

(2) Chiến tranh xảy ra càng sớm càng có lợi cho các nước nhỏ vì đối với các nước nhỏ, nhanh hay chậm, trước hay sau cũng không giúp họ nhiều về kỹ thuật chiến tranh trong khi với các nước lớn một năm là thời gian dài để tăng cường khả năng quân sự.

(3) Không phải chỉ nước lớn mới có quyền chọn lựa chiến tranh mà một nước nhỏ cũng có thể gây ra chiến tranh và lôi kéo các nước lớn vì quyền lợi hay vì bảo vệ quyền lợi phải tham dự vào cuộc chơi sinh tử.

Đại đa số nhân loại không muốn chiến tranh, nhất là Việt Nam một dân tộc đã chịu đựng quá nhiều đau thương mất mát vì chiến tranh lại càng không muốn chiến tranh. Thế nhưng, nếu chiến tranh phải xảy ra, hãy xảy ra càng sớm càng tốt, xảy ra khi Trung Cộng còn yếu, xảy ra khi quyền lợi các cường quốc bị va chạm và buộc phải tham gia can thiệp.

Trong trường hợp Việt Nam, chọn lựa của đảng CS là tiếp tục bám chân Trung Cộng để duy trì quyền cai trị dù đất nước đang đứng trước nhiều hiểm họa. Dân tộc Việt Nam sẽ bị đảng dắt đi vòng vòng trong ngõ cụt như đã và đang đi suốt 43 năm qua. Do đó, chọn lựa một lối thoát, một hướng đi cho đất nước không phải là chọn lựa của đảng CS mà chính dân tộc Việt Nam phải can đảm đứng lên quyết định vận mạng chính mình./.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here