Đăng kiểm – điểm căng!

- Quảng Cáo -

Tran Duc Anh Son

Từ 0 giờ ngày 22/3/2023, Cục Đăng kiểm (Bộ Giao thông vận tải) thông báo: Thông tư 02/2023/TT-BGTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo Thông tư này, xe cơ giới chưa qua sử dụng và có năm sản xuất đến năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định dưới 2 năm (năm sản xuất cộng 1 năm) và có đủ hồ sơ hợp lệ sẽ miễn kiểm định và được cấp tem, giấy chứng nhận tại các trung tâm đăng kiểm, mà không phải mang xe đến trình diện.

Đối với ô tô chở người các loại đến 9 chỗ không kinh doanh vận tải, chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 30 tháng lên 36 tháng. Thời gian sản xuất đến 7 năm thì chu kỳ tăng từ 18 tháng lên 24 tháng.

- Quảng Cáo -

Thời gian sản xuất trên 7 – 20 năm (trước đây là 12 năm) thì chu kỳ giữ nguyên 12 tháng. Thời gian sản xuất trên 20 năm thì chu kỳ kiểm định giữ nguyên 6 tháng.

Với ô tô chở người các loại trên 9 chỗ, chu kỳ đầu tiên miễn kiểm định và tăng từ 18 tháng lên 24 tháng. Thời gian sản xuất đến 5 năm thì chu kỳ tăng từ 6 tháng lên 12 tháng. Thời gian sản xuất trên 5 năm thì chu kỳ giữ nguyên 6 tháng.

Nhóm ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo có thời gian sản xuất từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng), ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người có thời gian sản xuất từ 15 năm trở lên được kéo dài chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng.

Như vậy, đối với một chiếc xe 5 chỗ như chiếc Mazda 2 đời 2016 mà tôi đang dùng, nếu theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT thì trong 30 năm lưu thông tính từ ngày sản xuất, tôi phải mang xe đi đăng kiểm 45 lần. Còn theo Thông tư 02/2023/TT-BGTVT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, thì trong 30 năm đó, xe của tôi chỉ phải mang đi đăng kiểm 27 lần. Giảm 18 lần mất thời gian và tiền bạc, chưa kể tiền lót tay để đưa quan chức cục đăng kiểm và đăng kiểm viên vô lò ông Trọng.

Trong chương trình thời sự sáng nay, VTV1 phỏng vấn tân Cục trưởng Cục Đăng kiểm Nguyễn Chiến Thắng về việc vì sao có Thông tư 02/2023/TT-BGTVT thay thế cho Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, thì ông ta trả lời khá dài dòng, trong đó, có 2 ý mà tôi nghe rất chối tai:

– Thể theo nguyện vọng của nhân dân và ý kiến của các chuyên gia.

– Theo thông lệ quốc tế, nhất là đối với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc là những nước có nhà máy sản xuất xe hơi đặt ở Việt Nam và có nhiều xe của hai nước này nhập khẩu vào Việt Nam.

Mẹ kiếp, tận thu đến tận xương tủy và làm khó người dân bao nhiêu năm nay, đến khi bể ổ tham nhũng đăng kiểm trên toàn quốc, rồi dư luận mạnh mẽ lên tiếng phản đối chuyện việc đăng kiểm dày đặc, phi lý (đăng kiểm cả xe mới xuất xưởng), buộc phải sửa đổi Thông tư 16 thành Thông tư 02, thì tay Cục trưởng lại trả lời theo kiểu ban ơn, bố thí cho dân và am hiểu luật lệ quốc tế. Trong khi y chỉ cần nói: “Thông tư 16/2021/TT-BGTVT tận thu và gây khó cho dân nhiều quá, nay bị phản ứng, nên Bộ Giao thông vận tải phải nghiên cứu, sửa đổi”.

Thế có phải đàng hoàng, tử tế hơn không?

- Quảng Cáo -