Trung quốc đối đấu với khủng hoảng tài chính

- Quảng Cáo -

Timothy Trinh

Tập Cận Bình bị buộc phải đến thăm Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước (SAFE) vào hôm thứ Ba. Mặc dù thông tin chi tiết về các chuyến thăm chưa rõ ràng ngay lập tức, nhưng động thái của Tập được các nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ.

Theo hồ sơ công khai, các cuộc thanh tra PBOC và SAFE trước đây thường do thủ tướng hoặc cấp phó thủ tướng chủ trì. Tập Cận Bình chưa bao giờ xuất hiện tại PBOC, và chuyến thăm của ông sẽ làm nổi bật luận điệu gần đây của đảng cộng sản về sự lãnh đạo “tập trung và thống nhất” của họ đối với ngành tài chính.

“Sự hiện diện của ông Tập củng cố một loạt động thái gần đây của nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng và ổn định thị trường,” theo nguồn tin tiết lộ với Reuters.

- Quảng Cáo -

Chuyến thăm của Tập Cận Bình tới cơ quan quản lý ngoại hối một phần nhằm mục đích hiểu rõ hơn về nguồn dự trữ tiền tệ trị giá 3 nghìn tỷ USD của Trung Quốc. Nó diễn ra khi các nhà lãnh đạo nhà nước, cơ quan quản lý và chủ ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc chuẩn bị cho một cuộc họp “chính sách tài chính kín” vào đầu tuần tới để đặt ra các giải pháp ngăn ngừa rủi ro cho ngành công nghiệp trị giá 61 nghìn tỷ USD.

Theo các suy đoán trên thị trường ngoại tệ, Trung Quốc đang bán trái phiếu Kho bạc Mỹ để bổ sung vào quỹ dự trữ của họ nhằm hỗ trợ đồng Nhân dân tệ.

Kyle Bass, nhà đầu tư người Mỹ và người sáng lập công ty quản lý tài sản Hayman Capital Management, cho rằng: “Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đang rơi tự do và Tập Cận Bình buộc phải bán trái phiếu Kho bạc Mỹ và chứng khoán Mỹ để ngăn chặn sự sụt giảm số dư USD của Trung Quốc trên toàn cầu và để bảo vệ đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc”.

Trung Quốc đang cạn kiệt số dư USD do sự can thiệp mạnh mẽ của đảng và nhà nước vào thị trường ngoại tệ, bởi vì Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước đã cho các ngân hàng Trung Quốc vay USD để hỗ trợ đồng Nhân dân tệ và duy trì tỷ giá hối đoái giả tạo.

Trong một bình luận trên Twitter, ông Bass nhắc lại sự kiện Đại hội đảng lần thứ 20 vào tháng 10 năm 2022, khi Tập Cận Bình sa thải Dịch Cương (Yi Gang 易纲) ra khỏi chức vụ Thống đốc của PBOC. Dịch Cương đã mất luôn cả chiếc ghế trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Và rồi, Dịch Cương đã được tái bổ nhiệm vài tuần sau đó, nhưng lại bị sa thải lần nữa vào tháng 7 năm 2023.

Có quốc gia nào mà Ngoại trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng và Thống đốc Ngân hàng Trung ương bị loại trừ như thế?

Trung Quốc hiện đang đối đầu với các bất ổn tài chính lớn, khủng hoảng kể cả thanh khoản (liquidity) và khả năng thanh toán (solvency) trong lĩnh vực bất động sản. Điều này, ngay lập tức gây ra “khủng hoảng ngân hàng”.

Ông Bass cho rằng “Tập Cận Bình đang hoảng loạn”./.

- Quảng Cáo -