Nhớ Thanh Tịnh

- Quảng Cáo -

Thanh Tịnh gần đồng quê, gần văn học dân gian, vì lúc nhỏ ông sống ở một làng quê miền Trung, đó là làng Mỹ Lý. Ở đó có dòng sông, có những bến đò, có bờ sông xanh ngắt cây cỏ. Có những con người bình dị với những hoài vọng âm thầm, những tình ca ngập ngừng, những điệu hò mái đẩy đìu hiu. Quê hương của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn ngữ. Ðọc lại, những câu văn mang mang âm hưởng thi ca với văn phong tùy bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật. Có mấy ai, không nghĩ về những phương trời cũ, về ngõ lối xưa khi tiếp nhận những hình ảnh ấy, tầm thường quen thuộc nhưng lại gợi biết bao nhiêu nỗi niềm…

Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh Tịnh sâu sắc, và hình như trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những nỗi buồn. Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Ðình Liên hình như cũng thấp thoáng trong ngôn ngữ và hình tượng văn chương của ông. Tấm lòng hoài cổ phát xuất từ niềm yêu thương quê hương thiết tha đã tạo thành nỗi rung động cho người đọc. Dù mấy chục năm qua đi, dù thời thế xoay vần lưu chuyển, vẫn còn âm vang vẳng lại những câu tập đọc của bài Tôi Ði Học.

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here