Doanh nghiệp xuất cảng oằn lưng vì các loại phí

- Quảng Cáo -

Doanh nghiệp xuất cảng oằn lưng vì các loại phí

phi doanhnghiepHiệp Hội Chế Biến và Xuất Cảng Thủy Sản Việt Nam (VASEP) vừa đề nghị hệ thống công quyền xem xét việc thu các loại phí vì mỗi ký sản phẩm xuất cảng đang phải trả khoảng mười loại phí.

Trong công văn gửi Bộ Công Thương, Bộ Giao Thông Vận Tải, Tổng Cục Hải Quan và Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam, VASEP liệt kê hàng loạt phụ phí mà các doanh nghiệp xuất cảng thủy sản, hải sản đang phải trả: phí dịch vụ container (THC), phí mất cân đối container (CIC), phí vệ sinh container, phí sửa chữa vỏ container, phí đặt cược container (đối với hàng đông lạnh), phí tắc nghẽn cảng (PCS), phí làm thủ tục, phí hóa đơn, phí lưu kho bãi, phí cầu đường, phí giao hàng lẻ theo container…

VASEP cho biết, so với năm ngoái, mức thu các loại phí này còn tăng thêm từ 20% đến 30% khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất cảng giảm mạnh. Nếu cộng thêm yếu tố giá cước vận tải biển tại Việt Nam cao hơn so với các quốc gia khác trong khu vực từ 10% đến 15% thì thủy sản và hải sản xuất cảng của Việt Nam nói riêng và các loại hàng hóa xuất cảng khác của Việt Nam nói chung không còn sức cạnh tranh.

- Quảng Cáo -

Tình trạng cước vận tải và các loại phí liên quan tới hoạt động xuất cảng tăng liên tục bắt đầu từ đầu năm 2011. Trong công văn mới nhất, VASEP đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy việc ấn định các loại phí và mức phí hết sức tùy tiện. Các cảng thu một số loại phí, một số loại phí thì ủy quyền cho các chủ tàu thu rồi nộp lại. Khi thu thay, một số loại phí bị các chủ tàu nâng lên gấp đôi, thậm chí gấp ba.

Tuy các doanh nghiệp xuất cảng nói chung và các doanh nghiệp xuất cảng thủy sản, hải sản nói riêng đã yêu cầu xem lại việc thu cước và phí nhiều lần song tình trạng vừa kể càng ngày càng tồi tệ.

Tại Hoa Kỳ, các hãng vận tải biển cũng bị buộc phải khai báo giá cước vận chuyển, vận đơn, trách nhiệm của phía vận tải,… cho Ủy Ban Hàng Hải Liên Bang (Federal Marine Commission – FMC) nhằm duy trì sự minh bạch, hợp lý. Cũng vì vậy, các cảng, các hãng vận tải biển không thể tùy tiện áp đặt các loại phí và mức phí.

Ở Việt Nam, không hiểu tại sao trong vài năm gần đây, hệ thống công quyền của Việt Nam đột nhiên làm ngơ, để mặc các cảng và các hãng vận tải biển muốn làm gì thì làm.

 

Thêm một nạn nhân của lực lượng cảnh sát giao thông Việt Nam

nannhanTin từ báo Sức khỏe Đời sống, sáng ngày 5.08, tại thôn Khe Thuyền, huyện Sơn Dương  -Tuyên Quang, đã xẩy ra án mạng do một cảnh sát giao thông quen thói bạo lực. Nạn nhân là Nguyễn Văn Tuấn, sinh năm 1975, dân tộc Cao Lan. Theo một số người dân, khi phát hiện anh Tuấn không tuân thủ đúng luật giao thông do không đội mũ bảo hiểm, một công an giao thông đã ra hiệu dừng xe để kiểm tra hành chính. Tuy nhiên, do nạn nhân cố tình bỏ chạy, cảnh sát này đã dùng dùi cui đánh vào gáy nạn nhân.

Nạn nhân đi được khoảng 20m thì ngã xe và gục xuống đường. Anh Tuấn đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viên Đa Khoa Kim Xuyên lúc 9h10 phút sáng. Do tình trạng nguy cấp, anh được chuyển đi cấp cứu ở bệnh viện tuyến Tỉnh nhưng đã tử vong trên đường đi cấp cứu.

Được biết, anh Tuấn ra đi để lại người vợ và 3 con nhỏ, một con mắc bệnh tim và một con mắc bệnh máu trắng. Người dân hết sức tức giận, nên đã đến biểu tình rất đông tại trụ sở xã Văn Phú, yêu cầu làm rõ sự việc.

Nhiều cái chết bất thường của người dân mà thủ phạm là công an đã được người đại diện lực lượng công an thành phố Sài Gòn phủ nhận một cách vô trách nhiệm. Họ nói rằng “dân bị đánh đúng quy trình “. Và có lẽ lời giải thích này cũng không phải là điều bất ngờ đối với người dân sống trong thiên đàng của cộng sản.

 

Ngư dân miền Trung tố cáo nhà cầm quyền dùng người làm lá chắn trên biển

ngudanMặc dù tình hình tranh chấp trên biển của CSVN và Trung Cộng hiện nay có vẻ đang lắng xuống, tuy nhiên, việc bạo hành của Trung Cộng đối với ngư dân Việt Nam vẫn tiếp diễn, và ngư dân ai nấy đều hết sức lo sợ, không dám ra khơi.

Trong khi đó, nhà cầm quyền Việt Nam lại cho người vận động, nói rằng nếu đi ra gần Hoàng Sa đánh bắt, sẽ được trả tiền xăng dầu cho toàn bộ chuyến đi. Nhiều người vì túng cùng đã phải chọn chuyện liều chạy ra gần Hoàng Sa, đánh dấu xác định địa điểm trên máy định vị GPS làm chứng, rồi chạy về để xin lãnh tiền sống qua ngày.

Ngư dân kiệt quệ, phá sản vì không còn đường sinh sống, lãnh đạo CSVN lại đưa ra thêm những chính sách mới, hối thúc rằng nếu tàu nào bị Trung Cộng cướp phá, làm chìm, sẽ được cho tàu mới. Nhiều người vì khó khăn quá, đành chọn ra biển, chịu bị bắn, bị đánh, rồi về để nhận tiền mà không biết tương lai sẽ sống chết ra sao.

Điều đáng sợ nhất, là ngay trong thời gian tập trận bắn đạn thật của Trung Cộng trên Vịnh Bắc Bộ, Nhà cầm quyền VN cũng không hề nhắc nhở ngư dân tránh đi vào vùng nguy hiểm, mà vẫn khuyến khích việc đánh bắt như thường lệ.

Thế nhưng nhiều người tố cáo là khi ra đến biển, các tàu của Nhà nước CSVN dần dần im lặng, rút về phía sau, đưa ngư dân thành lá chắn trong cuộc tranh chấp căng thẳng này. Ngay cả người dân ở trong nước, không phải ai cũng biết về hiện trạng này, vì lúc nào các nguồn thông tin nhà nước vẫn luôn tuyên truyền rằng ngư dân miền Trung tự mình ra khơi và bám biển để bảo vệ tổ quốc.

Lãnh đạo Hà Nội vẫn tiếp tục coi mạng sống ngư dân như một lá chắn sống để tranh chấp lãnh hải với hải quân Trung Cộng.

Trung Cộng đòi bảo tồn luôn di sản của Việt Nam

HoangSaVới tham vọng độc chiếm Biển Đông, Trung Cộng hiện không ngừng thúc đẩy các hành vi nhằm củng cố các yêu sách của mình trên Biển Đông. Một trong những động thái gần đây nhất của nước này là kế hoạch ghi tên Con đường tơ lụa trên biển lên UNESCO và đề nghị công nhận đây là một di sản văn hoá thế giới của Trung Cộng.

Song song với việc đệ trình đơn lên UNESCO, Trung Cộng cũng tuyên bố sẽ tiến hành khai quật các con tàu bị đắm xung quanh hai đảo Hoàng Sa và Quan Ảnh thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trong vòng hai năm tới. Đồng thời nước này cũng đã lên chương trình bảo tồn trên đảo Hữu Nhật và đảo Đá Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa từ đầu năm nay.

Hiện nay, qua những tuyên bố của các quan chức Trung Cộng, con đường tơ lụa trên biển mà TC dự định đệ trình lên UNESCO bao gồm cả các vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì thế, theo quy định của UNCLOS 1982, Trung Cộng không có quyền đơn phương tự ý khai quật các cổ vật, thực hiện các chương trình bảo tồn như đã đề ra hay yêu cầu UNESCO công nhận là di sản thế giới. Vả lại khu vực này nằm trong tranh chấp với các quốc gia láng giềng khác, bao gồm cả Việt Nam.

Trong khu vực tranh chấp, UNCLOS 1982 quy định các bên phải có nghĩa vụ đàm phán và nếu có thể, áp dụng các biện pháp tạm thời, tránh làm thay đổi hiện trạng. Theo các nhà nghiên cứu, đây chỉ là bước tiếp theo trong mưu đồ hiện thực hóa đường lưỡi bò mà TC đã vạch ra. Thậm chí thay vì dùng vũ lực, nay Trung Cộng sử dụng cả chiêu bài bảo tồn di sản văn hóa. Để tăng tính thuyết phục, không loại trừ khả năng TC sẽ tạo bằng chứng giả nhằm đạt được âm mưu của mình.

 

 

 

- Quảng Cáo -

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here