Vấn nạn tham nhũng của Việt Nam

Dien Luong - The Diplomat

- Quảng Cáo -

Nhân vật đứng đầu công tác chống tham nhũng tại Việt Nam không dè là những phát biểu để bảo vệ nỗ lực chống tham nhũng lại bị chọc quê và chế nhạo trên mạng xã hội trong năm qua.

Vào tháng Mười Hai 2014, Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh Tra Chính Phủ, tìm cách bào chữa cho thứ hạng thấp của Việt Nam trong bảng xếp hạng tham nhũng thế giới khi tuyên bố, “Tham nhũng tại Việt Nam đã ổn định.” Ông ta nhắc đến Chỉ Số Cảm Nhận Tham Nhũng 2014 của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế xếp hạng Việt Nam 119 trong 175 quốc gia; Việt Nam xếp hạng 116 trong năm 2013 và hạng 123 năm trước đó. Thứ hạng này cũng không xê dịch gì nhiều, lên hạng 112 trong năm 2015.

Đấy là bối cảnh mà quan điểm của ông Tranh về tiến triển chống tham nhũng đã làm cho quần chúng tức tối và buồn cười khi họ đã chán nãn với thái độ nhàm chán của chính quyền về tình trạng tham nhũng tràn lan. Trong một quốc có hơn 30 triệu người sử dụng Facebook với óc khôi hài chua cay, ý niệm “tham nhũng ổn định” đã trở thành chủ đề để chế nhạo và lan rộng trên mạng. Nó cũng trở thành đề tài cho vỡ kịch hài trong ngày trước Tết, được nhiều người khen.

Số phận của ông Tranh cũng không khá trong năm dương lịch mới. Hồi tháng Giêng rồi, ông lọt sổ Trung Ương Đảng Cộng Sản. Điều này có nghĩa là ông khó mà giữ được ghế Tổng Thanh Tra khi Quốc Hội bù nhìn của Việt Nam bầu thành phần lãnh đạo mới.

- Quảng Cáo -

Những khó khăn xảy ra cho ông xếp của chính cơ quan có trách nhiệm chống tham nhũng cho thấy nỗ lực chống tham nhũng đã khựng lại. Gần như cùng lúc mà ông Tranh chế ra cụm từ “tham nhũng ổn định” vào tháng Mười Hai 2014, người tiền nhiệm trước đó là ông Trần Văn Truyền bị Đảng khiển trách vì tìm cách che giấu sở hữu nhà đất to lớn. Báo cáo tài chánh cho thấy ông Truyền, đứng đầu Thanh Tra Chính Phủ từ 2007 đến 2011 với số lương 9.000 đô la mỗi năm, có hàng trăm ngàn đô la tiền mặt cùng với nhiều nhà đất.

Nhưng chỉ đến khi giới truyền thông vào cuộc thì tài sản bất chánh của ông Truyền mới lòi ra. Chuyện nhục nhã của ông Truyền là tiêu biểu của vấn nạn ăn sâu: đây không phải là lần duy nhất thanh tra nhà nước không hữu hiệu bằng truyền thông nhà nước để khui các vụ tham nhũng. Và đó là trọng tâm của vấn đề của chiến dịch chống tham nhũng ồn ào trong nhiều năm.

Ông Trần Văn Truyền tạo xôn xao dư luận khi bị phanh phui khối tài tham nhũng sản kếch xù.
Ông Trần Văn Truyền tạo xôn xao dư luận khi bị phanh phui khối tài sản tham nhũng sản kếch xù.

Năm 2013, có nghị định nhà nước đòi hỏi các viên chức phải khai báo tài sản. Nghị định yêu cầu khoảng một triệu viên chức phải khai báo nguồn lợi tức và tài sản trị giá tương đương khoảng hơn 2.400 đô, luôn cả tiền mặt, quà cáp, tiết kiệm, cổ phiếu, xe cộ – trong cũng như ở ngoài nước. Nhưng kết quả hàng năm của các khai báo này luôn luôn trái ngược với thứ hạng tham nhũng thấp kém của Việt Nam trên trường quốc tế. Trong số một triệu viên chức chính phủ phải khai báo, chỉ có năm người mắc tội khai láo. Chỉ có một bị trừng phạt trong năm 2014.

Để nhìn cho đúng, xếp hạng của tổ chức Minh Bạch Quốc Tế không phải là thước đo duy nhất để đo lường độ tham nhũng tràn lan tại Việt Nam. Theo báo cáo nhân quyền hàng năm về mỗi quốc gia của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ thực hiện, tham nhũng vẫn là một “vấn nạn lớn” tại Việt Nam. Năm ngoái, Chỉ Số Cạnh Trạnh Các Tỉnh Việt Nam cho thấy có sự nhảy vọt của hối lộ. Trong số gần 10.000 công ty tham gia vào cuộc thăm dò 2014, 66% cho biết họ phải trả thêm tiền cho các viên chức để công việc mới chạy; so với năm trước đó thì chỉ có 41% cho biết vậy. Việt Nam không cho biết ước lượng các viên chức ăn hớt bao nhiêu tiền từ công chúng hàng năm.

- Quảng Cáo -

4 CÁC GÓP Ý

  1. Việt nam nói không với tham nhũng đã cách đây cả chục năm. Hiện nay Việt nam đã không còn tham nhũng. Ai nói Việt nam có tham nhũng thì người đó muốn phản động. Mọi người có biết vì sao Việt nam không có tham nhũng không? Bởi vì người dân Việt nam rất căm thù bọn tham nhũng, mà cái bọn tham nhũng đó là bọn đảng cộng sản của giặc Tàu chứ không phải là người Việt nam

  2. Người VN sống chung với tham nhũng quen rồi . Cũng như người miền Tây Nam Bộ sống chung với lũ . Bây giờ hết lũ thì Dân NB không chung với lũ nữa mà sống chung với hạn hán, nước mặn . Hết Cs thì VN hết sống chung với tham nhũng !

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here