Trung Quốc ngửa bài với ASEAN và Việt Nam?

Nguồn bài tiếng Trung: 澳媒:中国想要什么样的东南亚呢? Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

- Quảng Cáo -

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 30/08/2017 đăng bài dưới nhan đề “Trung Quốc muốn một Đông Nam Á như thế nào?” nói về hai nguyện vọng của Trung Quốc: 1) Không muốn Đông Nam Á có một liên minh chống Trung Quốc, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu; 2) Không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ đó sẽ là cái cớ để Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á.

Bài viết là bản dịch từ bản tiếng Anh “What type of East Asian order will China accept?” của Huang Jing, đăng trên trang Eastasiaforum.org của Australia. Nội dung bài báo như sau:

Một bài đăng trên mạng Diễn đàn Đông Á của Australia ngày 29/08/2017 viết: Việc Trung Quốc nhanh chóng tăng khả năng khuếch trương sức mạnh của họ ra các vùng biển bên ngoài đã làm cho Đông Nam Á quan tâm và lo ngại. Với mức độ khác nhau, các nước Đông Nam Á hoan nghênh sự có mặt của Mỹ tại châu Á. Điều đó không những chỉ vì Mỹ được coi là một bá chủ nhân từ mà nhiều người Đông Nam Á còn cho rằng sự hiện diện của Mỹ là một biện pháp duy trì sự cân bằng chiến lược trong vùng. So sánh tương ứng, Trung Quốc có lúc bị coi là kẻ muốn thay đổi trật tự và cục diện an ninh của vùng này. Vậy nếu xét mong muốn và lợi ích của Trung Quốc thì Trung Quốc muốn có một Đông Nam Á như thế nào?

Trước tiên, Trung Quốc không muốn xuất hiện một liên minh chống Trung Quốc tại Đông Nam Á, đặc biệt là liên minh do Mỹ đứng đầu. Thứ hai, Trung Quốc không muốn Đông Nam Á bị chia rẽ và mất ổn định về chính trị, bởi lẽ điều đó sẽ tạo ra cái cớ để các quốc gia ngoài vùng như Mỹ can thiệp vào công việc của Đông Nam Á. Nhìn từ góc độ Trung Quốc, bất kỳ sự can dự sâu nào của quốc gia ngoài vùng vào các nước ở xung quanh Trung Quốc đều sẽ bị [Trung Quốc] coi là mối đe dọa tiềm tàng.

- Quảng Cáo -

Trong lịch sử, bất ổn chính trị của Đông Nam Á đã châm ngòi cho các hoạt động chống Trung Quốc, qua đó người Hoa ở hải ngoại sẽ trở thành con dê thế tội trong các xung đột kinh tế – xã hội (của các nước này). Điều đó chẳng những đem lại sự thách thức về ngoại giao cho Bắc Kinh mà còn gây ra tình cảm dân tộc chủ nghĩa bên trong Trung Quốc, qua đó làm suy yếu sự ổn định chính trị của Trung Quốc.

Một Đông Nam Á bần cùng về kinh tế, chia năm sẻ bảy là không có lợi cho một nước buôn bán lớn nhất thế giới như Trung Quốc. Với tư cách là kẻ hưởng lợi và kẻ thúc đẩy chính của công cuộc toàn cầu hóa kinh tế, Trung Quốc có thể được lợi lớn từ một Đông Nam Á phồn vinh. Đây là lý do vì sao khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính châu Á [năm 1997] Trung Quốc đã ra sức giúp các nước Đông Nam Á.

Rõ ràng, kỳ vọng Trung Quốc bất chấp tất cả để “giành lấy” Đông Nam Á cũng là không thực tế. Điều quan trọng nhất đối với Bắc Kinh là ngăn chặn sự liên kết giữa vùng này với Mỹ, Nhật. Giả thử không có quốc gia Đông Nam Á nào bằng lòng cung cấp căn cứ cần thiết cho hoạt động quân sự của Mỹ thì Mỹ căn bản chẳng thể đối đầu quy mô lớn với Trung Quốc. Nếu các quốc gia Đông Nam Á giữ trung lập trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung thì Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh chóng về sức mạnh kinh tế, chính trị và lại có nhân tố địa lợi, cuối cùng sẽ có thể giành thắng lợi trong vùng này. Bởi vậy một Đông Nam Á thống nhất và trung lập về chính trị là phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh.

Đồng thời Trung Quốc ra sức thúc đẩy hội nhập kinh tế với Đông Nam Á, đây cũng là một khu vực tiêu điểm trong đề xuất “Một vành đai một con đường”. Nhưng tranh chấp Biển Đông [nguyên văn : Nam Hải] là một thách thức căn bản trong sự tiếp cận Đông Nam Á của Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á ở các mức độ khác nhau hoan nghênh sự can dự của Mỹ, vì thế Washington nắm được sự chủ động chiến lược. Hiển nhiên Bắc Kinh hiểu rằng đối kháng với Mỹ không phù hợp lợi ích của Trung Quốc. Bắc Kinh thường hay nhân nhượng Washington nhưng đồng thời cố gắng tăng cường thực lực của mình. Mục tiêu [của Trung Quốc] chưa chắc đã là muốn thắng trong đối đầu quân sự mà là làm tăng cái giá Mỹ phải trả trong cuộc đối kháng với Trung Quốc, buộc Washington không dám khai chiến mà lựa chọn đi đến thương lượng.

Giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông như thế nào sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của các nước có yêu sách chủ quyền khác, mục tiêu của Trung Quốc là cung cấp những điều tốt cho các nước muốn hợp tác, ngược lại thì gây sức ép [với các nước không muốn hợp tác]. Về mặt này Trung Quốc có ưu thế sức mạnh áp đảo, thời gian cũng đứng về phía Trung Quốc.

Nhưng do sự thay đổi cân bằng chiến lược nhanh chóng trong khu vực, công tác ngoại giao chiến lược của Trung Quốc ở Đông Nam Á liệu có thể thực sự đạt được ý nguyện của Bắc Kinh hay không vẫn còn phụ thuộc vào sự phát triển tình hình sắp tới.

Nguồn bài tiếng Trung: 澳媒:中国想要什么样的东南亚呢?
Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

- Quảng Cáo -

25 CÁC GÓP Ý

  1. Đối với thằng khốn nạn thì không nên để nó cho vào rọ!
    Bản chất xâm lược nằm trong dòng máu ngàn đời của hán tộc, và sẽ không thay đổi trong tương lai. Do vậy phải có đồ chơi dzu để chống lại nó!

  2. Có lẽ ngoài Dlv và đám chớp bu CSVN ra chả ai ưa gì trung cẩu.
    Vì nó có dạ tâm độc ác và gian xảo.
    Người Trung Quốc đi đâu người ta cũng ghét vì tính thua lỗ, hách dịch và háu chiến , thiếu thiện cảm với đồng loại.
    Người Trung Quốc cũng hay trộm cướp bắt nạt kẻ yếu hơn mình.

  3. Vậy mà chính phủ vn luôn tay bắt mặt mừng khi nhìn thằng bạn 6 vàng 14 tốt làm này lắm lắm đây. Bất cứ gói thầu nào cũng để dành cho anh cẩu tặc này đấy .

  4. Ban sai nguoi hoa goc viet o sai gon
    Cho ve xu nguoi ta cha chui dau
    Tai goi cung dong gop cho
    Dat nuoc noi cuu mamg ca
    Ngan nam co le
    Nhung voi que huong nguoi ta
    Van lam tron bon phan
    Do la gia dinh
    No rat linh thieng
    Cung rat hop dao ly ong cha ta xua

  5. Một mình Việt Nam chấp hết luôn đó cộng thêm bọn ba que xỏ lá nữa cũng ở dưới chân Việt Nam mà thôi. Việt Nam là số 1 rồi 5 ông thường trực HDLHQ có 3 ông bị bại trận dưới Việt Nam rồi đó có thấy chưa?

  6. 1, tq muốn… 2, tq muốn…3,4,5 tq muốn…. ai chẳng biết đó là: ” cướp sạch, đốt sạch, giết sạch ” từ nghìn xưa đã thế đến nay vẫn thế ( cpc với khmer đỏ, vn với đcs và rừng biển tài nguyên đã cạn kiệt )

  7. Nếu không có hoa kỳ chỉ một mình TQ thì sự đe dọa những nước nhỏ ở đông nam á này rất tàn bạo. Bằng chứng là TQ không tôn trọng tòa án quốc tế về đường lưỡi bò phi pháp. TQ ngang Nhiên trắng trợn.
    Bài ngửa của TQ đối với á đông này chẳng ai chấp! nhận

  8. Tai sao Trung Quoc lai muon lam ba chu Dong Nam A lam gi? Di gay han, chiem doat vung bien cua cac nuoc, tu ve cho minh mot ban do luoi bo, bat chap ranh gioi. . DO AN CUOP CON LA LANG

  9. Một TQ lớn mạnh với đầy dã tâm luôn là mối đe dọa cho các nước trong khu vực, mà không còn cách nào khác các nước cần phải đoàn kết tạo một liên minh với Mỹ và đồng minh của Mỹ để lấy lại sự cân bằng thì mới giữ được độc lập chủ quyền của mình, chống nưu mô độc chiếm Biển Đông của TQ, ngăn chặn sự bành trướng, lên ngôi của chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang từng bước ngăn chặn sự ảnh hưởng của các giá trị nhân văn, dân chủ do Mỹ và các nước Châu Âu đã đạt được trong hơn một thế kỷ qua. Phải thấy lo sợ rằng khi Giấc mộng Trung Hoa thành hiện thực thì nền văn minh trên thế giới sẽ tụt lùi, đưa nhân loại sẽ trở về thời kỳ dã man.

  10. Bài viết này đọc là rỏ ràng rồi.Giá mà Trung quốc biết mình ra sao thì tốt biết mấy,lịch sử Trung hoa luôn sát phạt nhau bên trong còn bên ngoài cho đến nay vẫn tiếp tục chinh phục vùng ven biên giới với tất cả các nước láng giềng,còn vùng biển cũng vậy.Đội tàu đánh cá viển dương tung hoành trên tất cả các vùng biển của thế giới.Về thương mại luôn chủ trương xuất siêu và Việt nam ta phải chịu đựng mãi như thế . Thời buổi này Trung quốc vẩn muốn áp đặt ảnh hưởng của họ trên toàn thế giới nhưng chắc mọi nước đêu có quyền chọn loc,một thị trường quan hệ mà !Biết đâu Trung quốc sẻ thay đổi cách nhìn nhận thế giới có mình nhưng cũng có biết bao nước khán nữa mà !

  11. Bản chất của thằng Chệt có từ ngàn năm trước.. 1 ngàn năm đô hộ giặt Tàu, nay thì VN đã mất vào tay Tàu cộng rồi, con cháu VN dòng giống Tiên Rồng đâu, tinh thần Quang Trung Nguyễn Huệ hảy còn đó… quyết ko dung

Chúng Tôi Mong Có Góp Ý Kiến Thêm Từ Quý Vị

Please enter your comment!
Please enter your name here